Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 - 722) và khởi nghĩa Phùng Hưng (776 - 791) là gì?

  • A. Chống lại ách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Lương.
  • B. Bùng nổ ở Hoan Châu, sau đó tiến về giải phóng Tống Bình.
  • C. Giành và giữ được chính quyền độc lập trong một thời gian.
  • D. Thắng lợi, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

Câu 2: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ tư tưởng giữ vai trò độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội là

  • A. Phật giáo.
  • B. Đạo giáo.
  • C. Nho giáo.
  • D. Hồi giáo.

Câu 3: Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác của giặc Minh thông qua nhiều câu thơ, ngoại trừ câu thơ

  • A. “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”.
  • B. “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”.
  • C. “Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”.
  • D. “Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng”.

Câu 4: Bộ Quốc Triều hình luật dưới thời Lê sơ còn có tên gọi khác là

  • A. Luật Gia Long.
  • B. Hình thư.
  • C. Hoàng Việt luật lệ.
  • D. Luật Hồng Đức.

Câu 5: Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực kinh tế - tài chính của Hồ Quý Ly?

  • A. Ban hành tiền giấy có tên là “Thái Bình hưng bảo”.
  • B. “Bế quan tỏa cảng” không giao thương với bất kì nước nào.
  • C. Quy định số lượng ruộng đất và nô tì của quan lại, quý tộc.
  • D. Khuyến khích quý tộc mộ dân đi khai hoang để lập điền trang.

Câu 6: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?

  • A. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
  • B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.
  • C. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.
  • D. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.

Câu 7: Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?

  • A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
  • B. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.
  • C. Chia ruộng đất công cho nông dân nghèo.
  • D. Thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 8: Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì

  • A. thiếu tướng tài, tinh thần chiến đấu của quân sĩ sa sút.
  • B. nghĩa quân ánh mãi không thắng nên chấp nhận cầu hoà.
  • C. quân sĩ khiếp sợ trước sức mạnh của giặc, tinh thần sa sút.
  • D. muốn tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng.

Câu 9: Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là

  • A. gia tăng hình phạt đối với người phạm tội là trẻ nhỏ hoặc người tàn tật.
  • B. đề cao tuyệt đối địa vị của nam giới, phụ nữ không có quyền lợi gì.
  • C. bảo vệ những người yếu thế trong xã hội (phụ nữ, trẻ em, người tàn tật,…).
  • D. xóa bỏ hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc tuổi còn nhỏ.

Câu 10: Năm 1402, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?

  • A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.
  • B. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
  • C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.
  • D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.

Câu 11: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, quân đội được chia làm 2 loại là:

  • A. cấm binh và ngoại binh.
  • B. quân chính quy và dân quân du kích.
  • C. hương binh và ngoại binh.
  • D. quân chủ lực và dân quân du kích.

Câu 12: Việc nhà Đường phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ (906) chứng tỏ

  • A. nhà Đường đã dụ dỗ, mua chuộc được Khúc Thừa Dụ.
  • B. nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy thống trị ở An Nam.
  • C. nhà Đường buộc phải công nhận nền tự chủ của người Việt.
  • D. ách thống trị của phong kiến phương Bắc vĩnh viễn chấm dứt.

Câu 13:  Một trong những điểm tiến bộ của bộ luật Quốc triều hình luật là: bảo vệ quyền lợi của

  • A. hoàng tộc.
  • B. phụ nữ.
  • C. nhà vua.
  • D. địa chủ phong kiến

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly?

  • A. Ban hành chính sách hạn nô.
  • B. Ban hành chính sách hạn điền.
  • C. Phát hành tiền “Thái Bình hưng bảo”.
  • D. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.

Câu 15: Không giống với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong bối cảnh

  • A. Đại Ngu đã bị nhà Minh đô hộ.
  • B. Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền.
  • C. nhà Minh lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
  • D. nhà Nguyên lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

Câu 16: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên, Hiến ty là cơ quan chuyên trách về

  • A. quân sự.
  • B. dân sự.
  • C. tư pháp.
  • D. kinh tế.

Câu 17: Tình hình của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 - 1423) như thế nào?

  • A. Gặp nhiều khó khăn, hoạt động chủ yếu ở vùng núi rừng Nghệ An.
  • B. Giành được nhiều chiến thắng lớn như: Tốt Động - Chúc Động,...
  • C. Gặp nhiều khó khăn, tổn thất lớn, có lúc lực lượng chỉ còn 100 người.
  • D. Tiến công mạnh mẽ, triệt hạ được nhiều doanh trại của quân Minh.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực chính trị - hành chính của Hồ Quý Ly?

  • A. Thông qua thi cử để tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm quan lại.
  • B. Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
  • C. Dời đô từ Thăng Long về thành An Tôn (Tây Đô, Thanh Hóa).
  • D. Đặt chức Hà đê sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu.

Câu 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của nhân dân Đại Việt chống lại quân xâm lược nào?

  • A. Nhà Hán.
  • B. Nhà Tống.
  • C. Nhà Nguyên.
  • D. Nhà Minh.

Câu 20: Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly được hiểu là việc

  • A. khuyến khích nhân dân đi khai hoang lập ấp.
  • B. cho phép quý tộc lập các điền trang rộng lớn.
  • C. hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân.
  • D. cho phép vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác