Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 5 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trẻ em có cảm giác an toàn khi nào?

  • A. Khi nhận được sự  chăm sóc và chia sẻ từ người thân, bạn bè,…
  • B. Khi nhận được đe dọa, bắt nạt từ bạn bè,…
  • C. Khi nhận được sự quan tâm, bảo vệ, bạo hành và chia sẻ từ người thân, bạn bè,…
  • D. Khi nhận mọi sự xâm hại như bóc lột sức lao động, bạo hành từ người thân, bạn bè,…

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm xã hội của nam và nữ?

  • A. Tóc xoăn.
  • B. Nước da.
  • C. Màu tóc.
  • D. Sơ thích.

Câu 3: Vi khuẩn sống ở đâu?

  • A. Trên bề mặt các đồ vật.
  • B. Thực phẩm.
  • C. Không khí. 
  • D. Ở mọi nơi trên Trái Đất. 

Câu 4: Việc phá rừng gây tác động tiêu cực gì tới môi trường?

  • A. Môi trường nước mặn bị ô nhiễm. 
  • B. Môi trường nước ngọt bị ô nhiễm. 
  • C. Không khí bị ô nhiễm. 
  • D. Đất bị xói mòn, sạt lở. 

Câu 5:  Điều gì sẽ xảy ra nếu tầng ozone bị thủng?

  • A. Nếu tầng ozone bị thủng, con người và sinh vật trên Trái Đất sẽ mất chỗ ở, bị ảnh hưởng bởi tác động từ bên ngoài.
  • B. Nếu tầng ozone bị thủng, khí hậu không được điều hòa, xảy ra sự xói mòn đất và mất đa dạng sinh học. 
  • C. Nếu tầng ozone bị thủng, tia cực tím sẽ chiếu xuống bề mặt Trái Đất gây ảnh hưởng xấu cho sinh vật, con người.
  • D. Nếu tầng ozone bị thủng, sự cân bằng sinh học sẽ mất và môi trường sống của con người và sinh vật trên Trái Đất sẽ bị ảnh hưởng.

Câu 6: Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam, xâm hại trẻ em là gì?

  • A. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lí, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi và các hình thức gây tổn hại khác. 
  • B. Là hành vi bảo vệ tính mạng, bảo đảm các điều kiện sống, bí mật cá nhân của trẻ em; bảo vệ dưới mọi hình thức để trẻ em không bị bạo lực, bỏ bơi, bỏ mặc,…
  • C. Là hành vi bảo vệ trẻ em không bị bóc lột sức lao động; không bị xâm hại tình dục; không bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt.
  • D. Là hành vi bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,…; được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,… 

Câu 7: Thai nhi được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng được lấy từ đâu?

  • A. Từ thức ăn.
  • B. Từ sữa mẹ.
  • C. Từ cơ thể mẹ qua nhau thai.
  • D. Từ nước và thức ăn.

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm sinh học của nam và nữ?

  • A. Sở thích. 
  • B. Tính cách.
  • C. Màu mắt.
  • D. Nghề nghiệp.

Câu 9: Vi khuẩn được cấu tạo bởi các thành phần chính nào?

  • A. Vùng nhân, tế bào chất, roi, lông, thành tế bào.
  • B. Nhân, màng tế bào, thành tế bào, roi, lông.
  • C. Vùng nhân, tế bào chất, màng tế bào, thành tế bào.
  • D. Nhân, roi, tế bào chất, màng sinh chất, lông.

Câu 10: Hình ảnh dưới đây minh họa nguyên nhân nào gây bệnh tả?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Tay bị nhiễm vi khuẩn tả tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.
  • B. Ruồi mang theo vi khuẩn tả tiếp xúc với thức ăn.
  • C. Không đeo khẩu trang, găng tay khi chăm sóc người bị bệnh tả.
  • D. Sử dụng thức ăn chưa được nấu chín có chứa vi khuẩn tả.

Câu 11: Nữ ở tuổi dậy thì có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Thích khám phá xung quanh. 
  • B. Bắt đầu học hỏi kĩ năng giao tiếp. 
  • C. Có râu. 
  • D. Xuất hiện kinh nguyệt.

Câu 12: Quan sát và chọn việc nên làm được minh họa trong hình để chăm sóc bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.

TRẮC NGHIỆM

  • A. Vệ sinh cá nhân, đặc biệt bộ phận sinh dục ngoài.
  • B. Thường xuyên vận động, tập thể dục, thể thao.
  • C. Ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • D. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp phát triển chiều cao.

Câu 13: Cho các tình huống dưới đây:

(1) Bạn A rủ bạn B đi đường tắt cho nhanh nhưng bạn B không đồng ý vì đường tắt vắng. 

(2) Một bạn nam bị người anh họ trêu đùa làm bạn ấy rất khó chịu. Bạn ấy chống lại nhưng người anh họ vẫn không buông ra.

(3) Một bạn nữ trên đường đi học về, bị một nhóm học sinh lớn hơn đi theo và trêu chọc.

(4) Bạn A rủ bạn B ở lại chơi cờ nhưng bạn B từ chối vì mẹ dặn phải về sớm, không đi một mình vào buổi tối.

Trong các tình huống trên, em không đồng ý với hành động ở tình huống nào? 

  • A. (2) và (3).
  • B. (1) và (4).
  • C. (2) và (4).
  • D. (1) và (3).

Câu 14: Việc nào dưới đây không góp phần bảo vệ môi trường?

  • A. Xử lí nguồn nước ô nhiễm trước khi thải ra môi trường.
  • B. Thải rác bừa bãi ra môi trường.
  • C. Phân loại rác thải trước khi vứt vào thùng rác.
  • D. Thường xuyên tái chế các vật liệu có thể tái chế. 

Câu 15: Môi trường thể hiện vai trò nào với con người và sinh vật qua hình dưới đây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Môi trường cung cấp lương thực, thực phẩm,… phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. 
  • B. Môi trường cung cấp các loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên làm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của con người.
  • C. Môi trường cung cấp không khí, ánh sáng trong lành; không gian để vui chơi, học tập, nghỉ ngơi,… cho con người và sinh vật.
  • D. Môi trường cung cấp đất để con người xây dựng nhà ở giúp che nắng, che mưa,....

Câu 16: Con người dựa vào môi trường để làm gì?

  • A. Sản xuất ra đất, nước, không khí,… cho sự sống. 
  • B. Sản xuất ra lương thực, thực phẩm,… phục vụ nhu cầu sống thiết yếu.
  • C. Cung cấp khoáng sản làm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.
  • D. Cung cấp chỗ ở, bảo vệ khỏi những tác động từ bên ngoài.

Câu 17: Quan sát và chọn việc nên làm được minh họa trong hình để chăm sóc bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.

TRẮC NGHIỆM

  • A. Ngủ đủ giấc và đúng giờ.
  • B. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp phát triển chiều cao.
  • C. Hòa đồng, vui vẻ và quan tâm giúp đỡ bạn.
  • D. Thường xuyên vận động, tập thể dục, thể thao.

Câu 18: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm xã hội của nam và nữ: Nấu ăn giỏi, làm bác sĩ, có buồng trứng, dịu dàng, cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng,…

  • A. 3. 
  • B. 2.
  • C. 1.
  • D. 4. 

Câu 19: Giữ nam và nữ có sự khác nhau cơ bản về

  • A. khả năng nấu ăn.
  • B. cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.
  • C. cấu tạo và chức năng cơ quan hô hấp.
  • D. công tác xã hội. 

Câu 20: Hình dưới đây minh họa việc gì nên làm để phòng tránh bệnh tả?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Thực hiện nguyên tắc “Ăn chín, uống chín”, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • B. Xử lí đúng cách nguồn phân, chất thải, rác thải, xác động vật; tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.
  • C. Sử dụng nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt.
  • D. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 

Câu 21: Hình ảnh dưới đây minh họa giai đoạn chính nào trong cuộc đời của con người?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Tuổi già.
  • B. Tuổi trưởng thành.
  • C. Tuổi vị thành niên.
  • D. Tuổi thơ ấu.

Câu 22: Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam, những hành vi như thế nào là hành vi xâm hại tình dục?

  • A. Những hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lí, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi và các hình thức gây tổn hại khác. 
  • B. Những hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em tham gia vào các hoạt động liên quan đến tình dục thông qua vùng riêng tư trên cơ thể trẻ em được gọi là hành vi xâm hại tình dục.
  • C. Những hành vi bảo vệ trẻ em không bị bóc lột sức lao động; không bị xâm hại tình dục; không bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt.
  • D. Những hành vi bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,…; được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,…

Câu 23: Hình ảnh dưới đây minh họa chức năng gì của mỗi trường?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Môi trường là nơi chứa đựng khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông sinh hoạt hằng ngày.
  • B. Môi trường cung cấp đất, nước, không khí cần cho sự sống của con người và các sinh vật. 
  • C. Môi trường là nơi chứa đựng chất thải sinh hoạt, chất thải do hoạt động sản xuất,… của con người.
  • D. Môi trường cung cấp các loại khoáng sản như than đá, quặng kim loại, dầu mỏ, khí tự nhiên,… làm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của con người.

Câu 24: Việc nào dưới đây không góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường?

  • A. Tái sử dụng các vật dùng.
  • B. Dùng rác làm vật liệu tác chế.
  • C. Sử dụng nhiều phân bón hóa học.
  • D. Giảm thiểu số lượng rác thải ra. 

Câu 25: Quan sát và chọn việc nên làm được minh họa trong hình để chăm sóc bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.

TRẮC NGHIỆM

  • A. Không kiểm soát được cảm xúc.
  • B. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp phát triển chiều cao.
  • C. Hòa đồng, vui vẻ với bạn bè.
  • D. Thường xuyên vận động, tập thể dục, thể thao. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác