Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?

  • A. Tây Á.
  • B. Đông Á.
  • C. Nam Á.
  • D. Bắc Á.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất Liên bang Nga là một đất nước rộng lớn?

  • A. Nằm ở cả châu Á và châu Âu.
  • B. Tiếp giáp với Bắc Băng Dương.
  • C. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
  • D. Đất nước trải dài trên 9 múi giờ.

Câu 3: Ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là

  • A. dệt may - da giày.
  • B. sản xuất điện tử.
  • C. công nghiệp chế tạo.
  • D. chế biến thực phẩm.

Câu 4: Biển của Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  • A. Nền nhiệt độ cao, biển ấm.
  • B. Diện tích biển lớn, thiên tai.
  • C. Nước biển ấm, nhiều đảo.
  • D. Có các ngư trường rộng lớn.

Câu 5: Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là

  • A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
  • B. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
  • C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
  • D. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

Câu 6: Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào?

  • A. Chế tạo máy.
  • B. Dệt may.
  • C. Sản xuất ô tô.
  • D. Hóa chất.

Câu 7: Vùng trồng lúa mì của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở đồng bằng nào?

  • A. Đông Bắc và Hoa Trung.
  • B. Hoa Bắc và Hoa Trung.
  • C. Hoa Trung và Hoa Nam.
  • D. Đông Bắc và Hoa Bắc.

Câu 8: Đảo nào dưới đây nằm ở phía Nam của Nhật Bản?

  • A. Xi-cô-cư.
  • B. Kiu-xiu.
  • C. Hôn-su.
  • D. Hô-cai-đô.

Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng với hoạt động ngoại thương của Liên bang Nga?

  • A. Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, máy móc, thiết bị.
  • B. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa lớn và luôn xuất siêu.
  • C. Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu.
  • D. Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí tự nhiên và gỗ.

Câu 10: Miền Tây Trung Quốc phổ biến kiểu khí hậu nào sau đây?

  • A. Cận nhiệt đới gió mùa.
  • B. Ôn đới gió mùa.
  • C. Ôn đới lục địa.
  • D. Cận nhiệt đới lục địa.

Câu 11: Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là

  • A. Hồng Công và Quảng Châu.
  • B. Hồng Công và Ma Cao.
  • C. Ma Cao và Thượng Hải.
  • D. Hồng Công và Thượng Hải.

Câu 12: Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn do

  • A. khí hậu khắc nghiệt.
  • B. nằm xa so với biển.
  • C. ảnh hưởng của núi.
  • D. có diện tích quá lớn.

Câu 13: Các loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất ở Nhật Bản?

  • A. Than đá và đồng.
  • B. Sắt và mangan.
  • C. Bôxit và apatit.
  • D. Dầu mỏ và khí đốt.

Câu 14: Chiều dài của đường Xích đạo được ví xấp xỉ với chiều dài

  • A. biên giới Liên bang Nga với châu Á.
  • B. đường biên giới của Liên bang Nga.
  • C. đường bờ biển của Liên bang Nga.
  • D. chiều dài các sông ở Liên bang Nga.

Câu 15: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

  • A. Chuyển sang trồng các loại cây khác.
  • B. Phát triển nông nghiệp quảng canh.
  • C. Ảnh hưởng từ thiên tai khắc nghiệt.
  • D. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Câu 16: Ngành công nghiệp truyền thống của Liên bang Nga là

  • A. điện lực.
  • B. luyện kim.
  • C. thực phẩm.
  • D. đóng tàu.

Câu 17: Lúa mì được trồng chủ yếu ở khu vực nào sau đây của Liên bang Nga?

  • A. Vùng Viễn Đông.
  • B. Phía bắc Tây Xi-bia.
  • C. Cao nguyên Trung Xi-bia.
  • D. Đồng bằng Đông Âu.

Câu 18: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

  • A. công cuộc đại nhảy vọt.
  • B. cuộc cách mạng văn hóa.
  • C. cải cách trong ruộng đất.
  • D. công cuộc hiện đại hóa.

Câu 19: Dãy núi nào sau đây làm ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á-Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga?

  • A. Cáp-ca.
  • B. Hi-ma-lay-a.
  • C. A-pa-lat.
  • D. U-ran.

Câu 20: Các vật nuôi chính của Nhật Bản được nuôi theo hình thức chủ yếu nào sau đây?

  • A. Quảng canh.
  • B. Trang trại.
  • C. Hộ gia đình.
  • D. Du mục.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác