Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 11 chân trời sáng tạo cuối học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khu vực Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây?

  • A. Núi và cao nguyên.
  • B. Đồi núi và núi lửa.
  • C. Các thung lũng rộng.
  • D. Đồng bằng rộng lớn.

Câu 2: Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản do

  • A. có nhiều dạng địa hình khác nhau.
  • B. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
  • C. nằm trong vành đai sinh khoáng.
  • D. có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

Câu 3: Ở khu vực Mỹ Latinh không có sơn nguyên nào sau đây?

  • A. Bra-xin.
  • B. Guy-a-na.
  • C. Mê-hi-cô.
  • D. Cô-lô-ra-đô.

Câu 4: Quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có diện tích lớn nhất?

  • A. Ba-ranh.
  • B. Cô-oét.
  • C. A-rập Xê-út.
  • D. Thổ Nhĩ Kỳ.

Câu 5: Nhận định nào sau đây không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?

  • A. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thế giới.
  • B. Giúp nền kinh tế phát triển năng động.
  • C. Thúc đẩy tự do hóa thương mại các nước.
  • D. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

Câu 6: Biểu hiện về vai trò của các công ty xuyên quốc gia là

  • A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới.
  • B. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.
  • C. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
  • D. các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.

Câu 7: Các nước đang phát triển phân biệt với các nước phát triển bởi một trong những tiêu chí là

  • A. dịch vụ có tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
  • B. GNI bình quân đầu người thấp hơn nhiều.
  • C. tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm thấp.
  • D. chỉ số chất lượng cuộc sống (HDI) cao.

Câu 8: Tính đến năm 2020, Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên?

  • A. 195.
  • B. 190.
  • C. 193.
  • D. 200.

Câu 9: Cơ cấu ngành kinh tế là chỉ tiêu phản ánh mức độ đóng góp của

  • A. các ngành kinh tế vào GDP của một nước.
  • B. các lĩnh vực kinh tế vào GDP của một tỉnh.
  • C. các vùng kinh tế vào GDP của một nước.
  • D. các ngành kinh tế vào GDP của một vùng.

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

  • A. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
  • B. Ven biển có các đồng bằng phù sa.
  • C. Chủ yếu là kiểu khí hậu xích đạo.
  • D. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh.

Câu 11: Một số tổ chức có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực trên thế giới hiện nay là

  • A. EU, ASEAN.
  • B. FAO, WFP.
  • C. IMF, WTO.
  • D. WFP, APEC.

Câu 12: Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển cây lương thực và thực phẩm?

  • A. Khí hậu phân hóa khá đa dạng.
  • B. Nhiều cao nguyên rộng lớn.
  • C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  • D. Đất đai đa dạng và màu mỡ.

Câu 13: Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?

  • A. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa.
  • B. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất.
  • C. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại.
  • D. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

Câu 14: Ở khu vực Tây Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự biến động theo từng giai đoạn do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  • A. Đại dịch Covid-19, động đất nhiều nơi, chiến tranh.
  • B. Thiên tai tự nhiên, động đất và cháy rừng nhiều nơi.
  • C. Giá dầu biến động, xung đột vũ trang và dịch bệnh.
  • D. Xung đột sắc tộc, khủng hoảng kinh tế và thiên tai.

Câu 15: Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX liên quan đến vấn đề nào sau đây?

  • A. An ninh năng lượng.
  • B. Tranh giành đất đai.
  • C. Thiếu nguồn nước.
  • D. Xung đột tộc người.

Câu 16: Khu vực kinh tế nào dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay?

  • A. APEC.
  • B. EU.
  • C. ASEAN.
  • D. NAFTA.

Câu 17: Đường hầm giao thông dưới biển nối Anh với châu Âu lục địa nằm trên biển nào sau đây?

  • A. Biển Măng-sơ.
  • B. Biển Ban-tích.
  • C. Biển Bắc.
  • D. Biển Ti-rê-nê.

Câu 18: Nhận định nào sau đây không phải cơ sở hình thành ASEAN?

  • A. Sự tương đồng về địa lí và văn hóa của các quốc gia.
  • B. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
  • C. Việc sử dụng chung một loại tiền tệ trong giao dịch.
  • D. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế, xã hội.

Câu 19: Cho các nhận định sau:

1. Thời cổ đại Tây Nam Á có nhiều quốc gia có nền văn minh cổ đại.

2. Tây Nam Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo.

3. Số ít dân cư Tây Nam Á theo đạo hồi.

4. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo góp phần bảo vệ hòa bình.

Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên?

  • A. 4.

  • B. 1.

  • C. 3.

  • D. 2.

Câu 20: Các quốc gia đang phát triển thường có

  • A. chỉ số phát triển con người thấp.
  • B. thu nhập bình quân đầu người cao.
  • C. nền công nghiệp phát triển rất sớm.
  • D. tỉ suất tử vong người già rất thấp.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác