Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 3 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 3 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tại sao phải xử lý bất hòa với bạn bè?

  • A. Vì như vậy mới khiến cho mối quan hệ được gắn kết, bền chặt. 
  • B. Vì như vậy mới tạo nên được sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau. 
  • C. Vì như vậy mới giúp cho cả hai bên biết lắng nghe, thấu hiểu đối phương, tránh dẫn đến những hiểu lầm, xung đột. 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 

Câu 2:  Tại sao phải tuân thủ quy tắc an toàn khi đi bộ? 

  • A. Để tránh bị tai nạn giao thông .   
  • B. Nhận thức đúng đắn hơn về việc làm của mình. 
  • C. Làm gương cho các em nhỏ noi theo.
  • D. Tất cả đều đúng. 

Câu 3: Đâu là biểu hiện của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ?

  • A. Đợi gần đến hạn phải hoàn thành nhiệm vụ mới mượn bài bạn.
  • B. Lập kế hoạch hoàn thành công việc của mình.  
  • C. Hoàn thành sai thời hạn, chất lượng kém
  • D. Bỏ cuộc giữa chừng

Câu 4:  Em hãy mô tả hành động hai bạn nhỏ đang diễn ra trong bức tranh sau

TRẮC NGHIỆM

  • A. Hai bạn nhỏ qua đường ở nơi vắng người qua lại. 
  • B. Hai bạn nhỏ đi đúng vạch kẻ đường để qua đường. 
  • C. Hai bạn nhỏ đi bộ qua đường khá đông đúc mà không đi lên cầu vượt dành cho người đi bộ.   
  • D. Hai bạn nhỏ đứng đợi cho xe đi qua hết rồi mới sang đường.   

Câu 5: Tại sao phải khám phá bản thân? 

  • A. Giúp chúng ta biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó tìm cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. 
  • B. Giúp bản thân ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn.   
  • C. Cả A và B đều sai 
  • D. Cả A và B đều đúng. 

Câu 6: Nếu không tuân thủ quy tắc an toàn khi đi bộ, thì điều gì sẽ xảy ra?

  • A. Không có điều gì xảy ra. 
  • B. Gây nguy hiểm cho chính mình. 
  • C. Gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. 
  • D. Cả B và C đều đúng. 

Câu 7: Đâu là cách xử lí bất hòa không nên làm?

  • A. Đứng hẳn về một bên dù chưa biết đúng sai tranh cãi với bên còn lại.
  • B. Nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô giáo
  • C. Mua đền cho bạn đồ bị mình làm hỏng. 
  • D. Nhờ bạn bè giúp đỡ để giải quyết bất hòa với bạn. 

Câu 8:  Em cảm thấy thế nào sau khi khám phá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân? 

  • A. Không có cảm nhận gì.
  • B. Cảm thấy bản thân thay đổi theo hướng tốt đẹp, tích cực hơn. 
  • C. Cảm thấy tồi tệ, buồn chán và không muốn làm gì sau đó. 
  • D. Cảm thấy bình thường, không có gì thay đổi. 

Câu 9: Trở nên nhút nhát, rụt rè, không biết cầu tiến là biểu hiện của điều gì?

  • A. Tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
  • B. Không tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
  • C. Vừa tích cực hoàn thành nhiệm vụ, vừa không tích cực hoàn thành nhiệm vụ. 
  • D. Không là biểu hiện của điều gì.

Câu 10: Em sẽ làm gì khi thấy cụ gì qua đường?

  • A. Mặc kệ cụ.
  • B. Trêu ngươi cụ. 
  • C. Đứng nhìn cụ xem cụ đi như thế nào. 
  • D. Dắt cụ sang đường. 

Câu 11: Nguyên nhân nào sao đây không phải của sự bất hòa giữa bạn bè?

  • A. Mỗi người đều khăng khăng giữ quan điểm riêng của mình. 
  • B. Không chịu lắng nghe lời giải thích của nhau. 
  • C. Tôn trọng, nhường nhịn nhau tránh dẫn đến sự hiểu lầm. 
  • D. Cố ý đổ lỗi cho bạn khác.

Câu 12: Hoa rất thích hát, nhưng lại không dám đăng kí tham gia vào tiết mục văn nghệ của lớp. Em sẽ khuyên bạn như thế nào?

  • A. Chê bai bạn là người không dám lên hát. 
  • B. Mặc kệ bạn vì đó không phải là chuyện của mình. 
  • C. Động viên bạn mạnh dạn, tự tin đăng kí tham gia tiết mục văn nghệ của lớp để bạn có cơ hội thể hiện tài năng của bản thân. 
  • D. Bảo bạn tham gia trên tinh thần ép buộc.   

Câu 13: : Đâu là biểu hiện của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ?

  • A. Không chủ động xây dựng kế hoạch.
  • B. Chủ động, nhiệt tình thực hiện phần việc của mình. 
  • C. Hoàn thành sai thời hạn, chất lượng kém
  • D. Ngại khó khăn, ngại khổ

Câu 14: Đâu là câu đúng trong các câu sau?

  • A. Sang đường khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh và đi vào phần đường dành cho người đi bộ.
  • B. Đi bộ trên vỉa hè bên trái.
  • C. Đi bộ sát giữa lề đường khi không có vỉa hè. 
  • D. Sang đường bằng cầu vượt dành cho xe. 

Câu 15: Nếu những mối bất hòa không được phát hiện và xử lí kịp thời thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Không dẫn đến hậu quả gì. 
  • B. Các bạn vẫn sẽ chơi với nhau vui vẻ như chưa có gì xảy ra. 
  • C. Các bạn sẽ yêu thương nhau nhiều hơn. 
  • D. Mất đi một tình bạn đẹp và có thể dẫn đến những hậu quả lớn hơn. 

Câu 16: Tại sao chúng ta cần phải tham khảo ý kiến của người khác để khám phá bản thân?

  • A. Vì sự đánh giá của người khác luôn khách quan và chính xác hơn mình. 
  • B. Vì người khác nói gì là mình phải nghe theo răm rắp. 
  • C. Vì mình không biết nên thay đổi như thế nào nên phải nghe lời người khác và làm theo ngay lập tức.
  • D. Vì ý kiến của người khác quan trọng hơn ý kiến của mình. 

Câu 17:  Đâu không là biểu hiện của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ?

  • A. Xung phong tham gia 
  • B. Cố gắng, nỗ lực 
  • C. Làm việc không có trách nhiệm 
  • D. Tự giác 

Câu 18: Đâu không phải là quy tắc an toàn cần thực hiện khi đi bộ?

  • A. Đi bộ trên vỉa hè bên phải. 
  • B. Ưu tiên dùng cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ hoặc hầm cho người đi bộ để qua đường. 
  • C. Đi bộ tràn lan trên làn đường dành cho xe máy, ô tô.
  • D. Chỉ sang đường khi đèn tín hiệu dành cho người đi bộ chuyển màu xanh và ở nơi có vạch kẻ đường. 

Câu 19: Đâu là biểu hiện của bất hòa giữa bạn bè?

  • A. Nhường nhịn, tôn trọng ý kiến của nhau. 
  • B. Nói xấu sau lưng, lập kế hoạch tẩy chay bạn. 
  • C. Nghe lời nói từ nhiều bên để đưa ra phán đoán đúng nhất.
  • D. Tạo không khí thoải mái, dễ chịu với bạn bè.   

Câu 20: Đâu không phải là một trong những bước để khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

  • A. Tự suy ngẫm về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, sau đó viết ra giấy. 
  • B. Nhờ các bạn trong nhóm viết về điểm mạnh, điểm yếu của em. 
  • C. Tự lên kế hoạch thay đổi, không cần tham khảo ý kiến của các bạn xung quanh. 
  • D. So sánh những suy ngẫm của em và đánh giá của các bạn về những điểm mạnh, điểm yếu của em và lên kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.   

Câu 21: Đâu không phải là những việc cần làm trong bước xây dựng kể hoạch để thực hiện nhiệm vụ?

  • A. Xác định cách thức thực hiện từng việc.
  • B. Xác định không gian thực hiện từng việc.
  • C. Xác định thời gian thực hiện từng việc.
  • D. Xác định người phụ trách cho mỗi việc.

Câu 22: Đâu là những quy tắc cần tuân thủ khi đi bộ?

a. Đi trên hè phố, lề đường. 

b. Đi tràn lan trên đường dành cho cả người đi ô tô, xe máy. 

c. Nếu đường không có hè phố, lề đường thì cần đi sát mép đường.

d. Qua đường ở ngã tư thì đi vào vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

e. Đi dàn hàng hai, hàng ba lấn chiếm làn đường dành cho các phương tiện khác.

f. Tuân thủ đèn tín hiệu giao thông.

  • A. a, b, d, e 
  • B. b, c, e, f 
  • C. a, c, d, f
  • D. b, c, d, e

Câu 23: Sắp xếp các bước để xử lí bất hòa với bạn bè?

a. Tìm hiểu nguyên nhân gây bất hòa.

b. Nói chuyện với bạn, bình tĩnh lắng nghe, không cắt lời, không chen ngang.

c. Bắt tay vui vẻ làm hòa

d. Bình tĩnh khi có bất hòa với bạn

e. Nếu mình có lỗi, cần thành thật xin lỗi

  • A. a – b – c – d – e 
  • B. a – c – e – b – d 
  • C. b – c – d – e – a 
  • D. b – c – e – a – d 

Câu 24: Tích cực tham gia các hoạt động để khám phá các khả năng của bản thân thuộc phương diện nào của khám phá bản thân?

  • A. Định nghĩa khám phá bản thân. 
  • B. Cách tự đánh giá bản thân. 
  • C. Ý nghĩa khám phá bản thân. 
  • D. Tất cả các đáp án đều sai. 

Câu 25: Sắp xếp các bước để hoàn thành tốt nhiệm vụ?

a. Xây dựng kế hoạch để thực hiện. 

b. Đánh giá kết quả công việc đã thục hiện các tiêu chí: thời gian, chất lượng

c. Xác định nhiệm vụ đó là gì

d. Tiến hành thực hiện công việc theo kế hoạch

  • A. a – b – c – d 
  • B. a – c – d – b 
  • C. c – a – d – b 
  • D. c – a – b – d 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác