Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 3 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 3 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Em không đồng tình với ý kiến nào?

  • A. Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện tình yêu Tổ quốc.
  • B. Thể hiện tình yêu nước từ những việc làm nhỏ nhất.
  • C. Trò chơi dân gian nên được thay đổi để theo kịp đất nước đang phát triển.
  • D. Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Câu 2: Hành động nào dưới đây thể hiện sự không quan tâm đến hàng xóm, láng giềng?

  • A. Đón em nhỏ hàng xóm giúp cô hàng xóm.
  • B. Xách đồ giúp bà cụ hàng xóm.
  • C. Tưới cây giúp bác Hoa.
  • D. Vứt rác sang nhà hàng xóm.

Câu 3:  Em hãy chọn từ thích hợp vào chỗ chấm. 

“…………… là tên của một quốc gia. …………… của nước ta là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

  • A. Quốc hiệu.
  • B. Quốc ca.
  • C. Quốc kì.
  • D. Quốc khánh. 

Câu 4: Em sẽ làm gì?

 Hôm nay là Chủ nhật. Em hứa với mẹ sẽ trông nhà. 9 giờ sáng, cả nhóm bạn gọi em đi chơi. Vũ bảo: “Chúng mình chơi ngay ở ngõ, về nhà trước khi bố mẹ cậu về là được mà”.  

  • A. Đi chơi với các bạn và trở về nhà trước khi bố mẹ về là đã giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
  • B. Ở nhà trông nhà và không đi chơi cùng các bạn vì muốn giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ. 
  • C. Đi chơi với các bạn, mặc kệ lời hứa trông nhà như đã hứa với bố mẹ vì hôm nay là ngày Chủ nhật. 
  • D. Ở nhà trông nhà một lúc rồi đi chơi với các bạn dù bố mẹ vẫn chưa về nhà là đã giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ. 

Câu 5: Em đồng tình hay không đồng tình với tình huống sau? Tại sao?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Đồng tình, bạn nhỏ ham học hỏi vì chủ động không làm theo mẹ khi việc khó. 
  • B. Đồng tình, bạn nhỏ ham học hỏi vì chủ động hỏi mẹ những việc chưa biết làm.
  • C. Không đồng tình, bạn nhỏ chưa ham học hỏi vì ngại hỏi mẹ điều mình chưa biết, như vậy sẽ khó có thể tiến bộ được.
  • D. Không đồng tình, bạn nhỏ chưa ham học hỏi vì ngại khó và không chịu quan sát cách làm từ mẹ để theo.

Câu 6: Bức tranh dưới đây thể hiện điều gì?

Bức tranh dưới đây thể hiện điều gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Vẻ đẹp của lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm. 
  • B. Vẻ đẹp của truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
  • C. Vẻ đẹp của lòng nhân ái. 
  • D. Vẻ đẹp của lao động. 

Câu 7:  Hành động nào trong các bức tranh dưới đây đây không thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng?

TRẮC NGHIỆMTRẮC NGHIỆM

TRẮC NGHIỆMTRẮC NGHIỆM

  • A. Bức tranh 1. 
  • B. Bức tranh 2.
  • C. Bức tranh 3.
  • B. Bức tranh 4.

Câu 8: Bức tranh dưới đây thể hiện biểu hiện nào của việc ham học hỏi?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Chăm chỉ đọc sách để mở rộng vốn hiểu biết của mình. 
  • B. Sẵn sàng hỏi người khác về những điều mình chưa biết.
  • C. Ham học hỏi và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh mình.
  • D. Tích cực tham gia hoạt động nhóm để học hỏi từ bạn bè. 

Câu 9: Việc làm của bạn trong tranh thể hiện điều gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Bạn đã giữ lời hứa làm cho em chiếc đèn ông sao. 
  • B. Bạn đã giữ đúng lời hứa với thầy giáo là không mắc lỗi và đã thực hiện được. 
  • C. Bạn đã giữ đúng lời hứa với chính mình, lời nói đi đôi với việc làm. 
  • D. Bạn đã giữ đúng lời hứa với bạn nữ, trả quyển truyện cho bạn nữ như đã hẹn. 

Câu 10: Việc làm nào sau đây không thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên của quê hương, đất nước?

  • A. Tham gia trồng và chăm sóc cây hai bên đường làng
  • B. Bẻ cây, cành nơi công cộng
  • C. Bảo vệ động vật hoang dã
  • D. Làm tốt các công việc mẹ giao

Câu 11:  Bầu ơi ….lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Từ còn thiếu trong dấu “…” là ?

  • A. Thương
  • B. Nhớ
  • C. Yêu 
  • D. Giận

Câu 12: Hình dưới đây chỉ một cảnh đẹp về đất nước Việt Nam. Tên gọi của nó là? 

TRẮC NGHIỆM

  • A. Cảnh đồi chè.
  • B. Cảnh vườn rau.
  • C. Cảnh ruộng lúa.
  • D. Cảnh ruộng bậc thang. 

Câu 13: Minh rủ các bạn tham gia cuộc thi “Tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam”. Ngọc lại khuyên các bạn không nên tham gia vì mất thời gian. Em sẽ làm gì trong tình huống này? 

  • A. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; là một cách học tập thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
  • B. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; là một cách để rèn luyện sức khoẻ, thể chất và tinh thần. 
  • C. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; đồng thời tham gia sẽ được cô giáo cộng điểm học tập trên lớp. 
  • D. Hùa theo Ngọc khuyên các bạn khác không nên tham gia vì mất thời gian.

Câu 14:  Hình ảnh dưới đây thể hiện không gian văn hoá nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Không gian văn hoá lễ tạ ơn cha mẹ ở Tây Nguyên.
  • B. Không gian văn hoá lễ hội café ở Tây Nguyên.
  • C. Không gian văn hoá mừng cơm mới Tây Nguyên.
  • D. Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. 

Câu 15: Em cần làm việc gì đầu tiên trước khi chào cờ? 

  • A. Đứng ngay ngắn, nghiêm trang. 
  • B. Chỉnh sửa lại trang phục. 
  • C. Mắt nhìn thẳng vào cột cờ. 
  • D. Hát to, rõ ràng. 

Câu 16: Việc làm nào trong bức tranh dưới đây thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng? 

TRẮC NGHIỆM

  • A. Chúc Tết bác hàng xóm.
  • B. Thăm hỏi sức khoẻ ông hàng xóm. 
  • C. Chào hỏi lễ phép khi gặp bác hàng xóm. 
  • D. Biếu rau cho cô hàng xóm. 

Câu 17: Bức tranh dưới đây thể hiện biểu hiện nào của việc ham học hỏi?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Chăm chỉ đọc sách để mở rộng vốn hiểu biết của mình. 
  • B. Sẵn sàng hỏi người khác về những điều mình chưa biết.
  • C. Ham học hỏi và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh mình.
  • D. Tích cực tham gia hoạt động nhóm để học hỏi từ bạn bè. 

Câu 18: Việc làm của bạn trong tranh thể hiện điều gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Bạn đã giữ lời hứa làm cho em chiếc đèn ông sao. 
  • B. Bạn đã giữ đúng lời hứa với thầy giáo là không mắc lỗi và đã thực hiện được. 
  • C. Bạn đã giữ đúng lời hứa với chính mình, lời nói đi đôi với việc làm. 
  • D. Bạn đã giữ đúng lời hứa với bạn nữ, trả quyển truyện cho bạn nữ như đã hẹn. 

Câu 19: Việc làm nào sau đây không thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên của quê hương, đất nước? 

  • A. Tham gia trồng và chăm sóc, bảo vệ cây ở hai bên đường làng, ngõ xóm.
  • B. Trèo cây, bẻ cành, hái hoa nơi công cộng.
  • C. Bảo vệ động vật hoang dã.
  • D. Làm tốt các công việc trong gia đình. 

Câu 20: Em và các bạn hàng xóm đang chơi đùa thì thấy em bé hàng xóm bị ngã. Em sẽ làm gì?

  • A. Chạy lại đỡ em bé hàng xóm, dỗ dành em bé và rủ em lại chơi cùng với nhóm bạn của mình. 
  • B. Cười đùa, chỉ trỏ khi thấy em bé hàng xóm bị ngã. 
  • C. Không quan tâm đến em bé hàng xóm, tiếp tục chơi với các bạn.
  • D. Cùng đám bạn chạy ra trêu chọc em bé hàng xóm.

Câu 21:  Tuấn rất thích nấu ăn và mong muốn sau này trở thành một đầu bếp tài giỏi. Nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy nên bạn đã nấu được một số món ngon cho cả nhà. 

Bạn Tuấn đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Tuấn phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Tuấn được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê. 
  • C. Tuấn nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy. 
  • D. Tuấn đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 22: Vào mỗi dịp nghỉ hè, Hải luôn cảm thấy rất háo hức khi được bố mẹ cho về quê dài ngày. Ở quê, Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ mà khi ở thành phố bạn không được biết đến.

Bạn Hải đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Hải phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê. 
  • C. Hải nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy. 
  • D. Hải đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 23: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B để tạo thành một câu thành ngữ/ tục ngữ hoàn chỉnh. 

AB
1. Học thầya. học một sàng khôn
2. Đi một ngày đàngb. muốn giỏi phải học
3. Muốn biết phải hỏic. không tày học bạn.

 

  • A. 1-a; 2-c; 3-b
  • B. 1-b; 2-a; 3-b
  • C. 1-c; 2-a; 3-b. 
  • D. 1-d; 2-b; 3-a.

Câu 24:  Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn dưới đây? Tại sao? 

TRẮC NGHIỆM

  • A. Em đồng tình với bạn nam bên phải vì mặc dù bạn đã không giữ lời hứa nhưng do bạn bị ốm nên không thể đi tập văn nghệ cùng bạn. 
  • B. Em không đồng tình với bạn nam bên phải vì bạn đã không giữ đúng lời hứa đi tập văn nghệ cùng bạn. 
  • C. Em đồng tình với bạn nam bên phải vì bạn đã giữ đúng lời hứa đi tập văn nghệ cùng bạn. 
  • D. Em không đồng tình với bạn nam bên phải vì bạn hứa suông xong không thực hiện được.

Câu 25: Việc làm nào trong bức tranh dưới đây thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng? 

  • A. Chúc Tết bác hàng xóm.
  • B. Thăm hỏi sức khoẻ ông hàng xóm. 
  • C. Chào hỏi lễ phép khi gặp bác hàng xóm. 
  • D. Biếu rau cho cô hàng xóm. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác