Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 1 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Nét liền mảnh biểu diễn đường gióng
- B. Nét liền đậm biểu diễn đường bao thấy
- C. Nét gạch dài chấm mảnh biểu diễn đường tâm
D. Nét liền đậm biểu diễn đường trục đối xứng
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về đường kích thước là đúng?
- A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải
B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên
- C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới
- D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn
Câu 3: Tên các khổ giấy chính là:
- A. A0, A1, A2
- B. A0, A1, A2, A3
- C. A3, A1, A2, A4
D. A0, A1, A2, A3, A4
Câu 4: Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu bằng nằm ở vị trí:
- A. Bên trái hình chiếu đứng
- B. Bên phải hình chiếu đứng
- C. Trên hình chiếu đứng
D. Dưới hình chiếu đứng
Câu 5: Để nhận được hình chiếu đứng, cần chiếu vuông góc vật thể theo hướng chiếu nào?
A. từ trước ra sau
- B. từ trên xuống dưới
- C. từ trái sang phải
- D. từ phải sang trái
Câu 6: Để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng thì sau khi chiếu theo phương pháp chiếu góc, ta phải quay mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh một góc bao nhiêu?
- A. 30o
B. 90o
- C. 120o
- D. 180o
Câu 7: So với bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp có thêm nội dung nào dưới đây ?
- A. Yêu cầu kĩ thuật
B. Bảng kê
- C. Kích thước
- D. Khung tên
Câu 8: Trình tự đọc bản vẽ lắp?
- A. Hình biểu diễn → Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp
- B. Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp
C. Khung tên → Bảng kê → Hình biểu diễn → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp
- D. Khung tên → Kích thước → Bảng kê → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp
Câu 9: Tìm hiểu số lượng, vật liệu của một chi tiết trong bản vẽ lắp ở đâu?
- A. Khung tên
B. Bảng kê
- C. Phân tích chi tiết
- D. Tổng hợp
Câu 10: Vật liệu phi kim loại được sử dụng phổ biến trong cơ khí là:
- A. Kim loại màu
- B. Kim loại đen
C. Chất dẻo, cao su
- D. Vật liệu tổng hợp
Câu 11: Thép có tỉ lệ carbon:
- A. < 2,14%
B. ≤ 2,14%
- C. > 2,14
- D. ≥ 2,14%
Câu 12: Căn cứ vào tính chất, vật liệu chia làm hai nhóm:
- A. vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại, vật liệu tổng hợp
B. vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại
- C. vật liệu kim loại, vật liệu tổng hợp
- D. vật liệu phi kim loại, vật liệu tổng hợp
Câu 13: Khi cầm đục cần để đầu đục cách ngón tay trỏ một khoảng bao nhiêu ?
- A. 20 - 30 cm.
B. 20 - 30 mm.
- C. 10 - 20 mm.
- D. Bất kì vị trí nào
Câu 14: Trong tư thế đứng đục, chân thuận hợp với trục ngang ê tô một góc khoảng bao nhiêu?
- A. 45o
- B. 60o
C. 75o
- D. 90o
Câu 15: Đâu là thao tác đúng khi cầm dũa?
- A. Tay thuận nắm cán dũa, bốn ngón tay bao quanh phía dưới cán dũa, ngón cái ở phía trên dọc chiều dài cán dũa.
- B. Đặt lòng bàn tay không thuận lên đầu mũi dũa, cách đầu mũi dũa 20 - 30 mm
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 16: Trong cơ cấu tay quay – thanh lắc, khâu dẫn là cách gọi khác của:
A. Tay quay
- B. Thanh truyền
- C. Thanh lắc
- D. Giá đỡ
Câu 17: Cơ cấu tay quay con trượt có bán kính quay của tay quay là R = 100 mm. Tính quãng đường di chuyển được của con trượt?
- A. 100 mm
B. 200 mm
- C. 300 mm
- D. 450 mm
Câu 18: Với bộ truyền động ăn khớp, đĩa xích, bánh răng có số răng nhiều hơn thì quay với tốc độ:
- A. Nhanh hơn
B. Chậm hơn
- C. Bằng nhau
- D. Không kết luận được
Câu 19: Đâu là yêu cầu cơ bản về năng lực với kĩ sư cơ khí?
- A. Có hiểu biết, sử dụng thành thạo máy móc trong lĩnh vực làm việc
- B. Có kiến thức về động cơ đốt trong
C. Có kĩ năng tính toán, tư duy kĩ thuật
- D. Có hiểu biết về sung sai và đo lường
Câu 20: Người thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bào trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí là đặc điểm của ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?
A. Kĩ sư cơ khí
- B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
- C. Thợ cơ khí
- D. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị
Bình luận