Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 5 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tỉnh nào sau đây không có nhà máy điện mặt trời?
- A. Bình Thuận.
- B. Tây Ninh.
C. Hà Tĩnh.
- D. Bình Định.
Câu 2: Đâu không phải là một trong những hệ thống điện dùng năng lượng mặt trời cho gia đình?
- A. Các tấm pin mặt trời.
- C. Các đồ dùng điện.
- B. Ác quy lưu trữ điện.
D. Thủy điện.
Câu 3: Nước ta có nhà máy điện mặt trời ở đâu?
A. Bình Thuận.
- C. Nghệ An.
- B. Nha Trang.
- D. Hà Nội.
Câu 4: Mô hình điện mặt trời gồm có mấy bộ phận chính?
- A. Năm bộ phận.
- B. Bốn bộ phận.
C. Ba bộ phận.
- D. Hai bộ phận.
Câu 5: Cần có mấy bước để lắp ráp mô hình điện mặt trời?
- A. Ba bước.
B. Bốn bước.
- C. Năm bước.
- D. Sáu bước.
Câu 6: Điền vào dấu ba chấm (…) trong đoạn thông tin dưới đây:
……(1) làm quay………… (2) của máy phát điện. Khi cánh quạt chuyển động, máy phát điện gió sẽ tạo ra………… (3).
A. (1) – Gió, (2) – cánh quạt, (3) – điện.
- B. (1) – Cánh quạt, (2) – điện, (3) – gió.
- C. (1) – Điện, (2) – gió, (3) – cánh quạt.
- D. (1) – Mặt trời, (2) – gió, (3) – năng lượng.
Câu 7: Máy phát điện gió được dùng để làm gì?
- A. Dùng để làm quay động cơ.
B. Dùng để biến đổi năng lượng gió thành năng lượng điện.
- C. Dùng để biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng điện.
- D. Dùng để biến đổi năng lượng nước thành năng lượng điện.
Câu 8: Khi kiểm tra hoạt động của mô hình, cần chú ý quan sát điều gì?
A. Quan sát các trạng thái của đèn LED tương ứng với sự thay đổi của tốc độ gió.
- B. Quan sát các trạng thái của đèn LED chậm hơn với sự thay đổi của tốc độ gió.
- C. Quan sát các trạng thái của đèn LED nhanh hơn với sự thay đổi của tốc độ gió.
- D. Quan sát các trạng thái của đèn LED tương ứng với sự thay đổi của hướng gió.
Câu 9: Nhược điểm của việc sử dụng năng lượng gió là gì?
A. Việc sản xuất và lắp đặt các máy phát điện gió tốn rất nhiều chi phí và công sức.
- B. Năng lượng gió không ổn định, cần đến sự tác động của con người.
- C. Năng lượng gió rất đắt, mọi người khó có thể tiếp cận và sử dụng nguồn năng lượng này trong sinh hoạt hàng ngày.
- D. Năng lượng gió tạo ra rất ít điện năng, chủ yếu là công suất nhỏ và khá yếu.
Câu 10: Đâu không phải ưu điểm của nguồn năng lượng gió?
- A. Là nguồn năng lượng vô tận và không cạn kiệt, xuất hiện ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ.
B. Là nguồn năng lượng quý giá, đem lại giá trị kinh tế cao nhất.
- C. Sạch, không chứa các chất độc hại nên không gây ô nhiễm không khí.
- D. Không cần phụ thuộc vào nguồn cung cấp, vì luôn xuất hiện trong bầu khí quyển.
Câu 11: Đâu là nơi có cánh đồng điện gió ở Việt Nam?
- A. Hà Nội.
- B. Hải Phòng.
C. Ninh Thuận.
- D. Cần Thơ.
Câu 12: Bước thứ ba để lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin là:
- A. Kiểm tra hoạt động của mô hình.
B. Lắp hệ truyền động vào trục và bánh xe.
- C. Lắp khung xe.
- D. Lắp động cơ và giá pin vào khung xe.
Câu 13: Bước thứ nhất để lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin là:
A. Lắp khung xe.
- B. Lắp động cơ vào khung xe.
- C. Cố định động cơ vào khung xe.
- D. Kiểm tra hoạt động của mô hình.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về bước kiểm tra của mô hình lắp ráp xe điện chạy bằng pin?
- A. Kiểm tra các mối ghép.
B. Lắp hệ truyền động vào trục bánh xe và động cơ.
- C. Lắp 2 pin tiểu 1,5 V vào giá pin và đóng công tắc để chạy thử mô hình xe điện.
- D. Điều chỉnh lại sản phẩm (nếu cần).
Câu 15: Đâu không phải là tiêu chí để đánh giá sản phẩm mô hình lắp ráp xe điện chạy bằng pin?
A. Xe không chạy được khi đóng công tắc.
- B. Đúng và đủ chi tiết.
- C. Đúng hình dạng, gọn gàng.
- D. Mối ghép chắc chắn.
Câu 16: Khi tích trữ được một lượng pin cũ nhất định chúng ta cần làm gì?
- A. Để phân loại sang rác hữu cơ.
- B. Chôn lượng pin cũ xuống đất.
- C. Mang ra biển để vứt.
D. Mang đến các điểm thu gom rác thải điện tử để chúng được xử lí.
Câu 17: Khi sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh cần lưu ý điều gì?
A. Sử dụng khoang làm lạnh để bảo quản thực phẩm và khoang cấp đông để làm đá và bảo quản đông lạnh thực phẩm.
- B. Để thực phẩm còn nóng vào bên trong tủ lạnh.
- C. Để quá nhiều thực phẩm vào bên trong tủ lạnh.
- D. Không sử dụng màng bọc hoặc hộp đựng để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
Câu 18: Khi phát hiện tủ lạnh có dấu hiệu bất thường chúng ta cần làm gì?
- A. Mặc kệ, không quan tâm.
- B. Tự tìm ra nguyên nhân và sửa chữa.
C. Thông báo cho người lớn để giải quyết.
- D. Gọi bạn bè đến sửa hộ.
Câu 19: Có thể điều chỉnh nhiệt độ làm lạnh ở các khoang của tủ lạnh bằng cách nào?
- A. Rút dây điện thường xuyên.
B. Xoay núm điều chỉnh bên trong tủ lạnh.
- C. Mở ngăn mát tủ lạnh cho tăng nhiệt.
- D. Mang ra cửa hàng sửa chữa.
Câu 20: Đâu không phải là biểu hiện bất thường của tủ lạnh?
A. Thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh tươi, không bị ôi thiu.
- B. Tủ lạnh phát ra tiếng kêu to.
- C. Tủ lạnh chảy nước.
- D. Vỏ tủ lạnh quá nóng.
Bình luận