Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 9 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hành động nào sau đây thể hiện rõ nhất việc quản lí thời gian hiệu quả và thích ứng với thay đổi?

  • A. Luôn tuân thủ một lịch trình cố định và không thay đổi bất kể hoàn cảnh nào.
  • B. Biết sắp xếp công việc, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch khi có sự thay đổi.
  • C. Dành toàn bộ thời gian cho việc học và không tham gia các hoạt động khác.
  • D. Luôn trì hoãn công việc và làm mọi thứ vào phút cuối.

Câu 2: Tại sao công dân có nghĩa vụ nộp thuế?

  • A. Để tăng thu nhập cho cá nhân.
  • B. Để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
  • C. Để làm giàu cho nhà nước.
  • D. Để hạn chế tình trạng tiêu dùng.

Câu 3: Một doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất. Theo em, doanh nghiệp đó cần phải làm gì để đảm bảo tuân thủ pháp luật?

  • A. Tăng cường quảng cáo sản phẩm.
  • B. Giảm giá bán sản phẩm.
  • C. Tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về kinh doanh.
  • D. Tăng cường cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Câu 4: Khi thực hiện kế hoạch đặt ra, chúng ta cần lưu ý điều gì?

  • A. Chủ động trong cuộc sống.
  • B. Từng bước hoàn thiện bản thân.
  • C. Thực hiện “nước đến chân mới nhảy”.
  • D. Loại bỏ những yếu tố gây mất tập trung.

Câu 5: Tại sao thực hiện kế hoạch cần quyết tâm?

  • A. Để đảm bảo tính kỉ luật và tuân thủ kế hoạch.
  • B. Vì làm việc gì cũng cần quyết tâm.
  • C. Rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian thuần thục.
  • D. Giảm áp lực, tạo động lực cho người thực hiện.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây quản lí thời gian chưa hiệu quả?

  • A. Anh H thường xuyên thức khuya để hoàn thành công việc.
  • B. Bạn M luôn lên kế hoạch học tập, thời gian biểu rõ ràng.
  • C. Bạn T là học sinh giỏi và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
  • D. Chị K luôn biết cân bằng thời gian làm việc và chăm sóc gia đình hợp lí.

Câu 7: Bạn D sắp tới có kì thi cuối kì nhưng D không học bài và chơi điện tử đến tận khuya. D cho rằng gần đến hôm thi học cũng được, không vội. Nếu em là bạn của D, em sẽ khuyên D như thế nào?

  • A. Học một chút rồi dành thời gian chơi điện tử.
  • B. Đồng ý với quan điểm của D vì gần ngày thi học sẽ nhớ kiến thức hơn.
  • C. D nên phân chia thời gian hợp lí để có thể xem lại và ôn tập kiến thức đã học.
  • D. Kệ D làm gì thì làm, không liên quan đến mình.

Câu 8: H luôn có thói quen làm việc ngẫu hứng, gặp việc gì làm việc đó nên thường không hoàn thành bài tập trên lớp đúng hạn. Nếu em là bạn thân của H, em sẽ làm gì để giúp H?

  • A. Ủng hộ H vì đó là thói quen làm việc của H.
  • B. Khuyên H nên chỉ tập trung vào học thôi, nếu không sẽ sa sút.
  • C. Không nói gì với H, vì sợ tình bạn bị rạn nứt.
  • D. Khuyên H nên sắp xếp công việc theo thời gian biểu để tránh làm này quên kia.

Câu 9: Ý kiến nào sau đây đúng?

  • A. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin 
  • B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối.
  • C. Tính rụt rè làm cho con người dễ phát huy được khả năng của mình.
  • D. Thích ứng với thay đổi là trải nghiệm để trưởng thành hơn.

Câu 10: Đâu là cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi?

  • A. Sống khép kín, xa lánh bạn bè.
  • B. Rủ rê các bạn tham gia các hội nhóm không lành mạnh trên không gian mạng.
  • C. Thay đổi cách suy nghĩ luôn theo hướng tích cực.
  • D. Cho bạn xem bài, nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra.

Câu 11: Thích ứng tốt với thay đổi là người như thế nào?

  • A. Nóng tính, quyết đoán.
  • B. Vội vàng, bộp chộp.
  • C. Điềm tĩnh, gan dạ.
  • D. Tiêu cực, bảo thủ.

Câu 12: Trong lớp học, Linh được khen là bạn nữ dịu dàng, khéo léo và không để mất lòng ai. Trong các buổi học nhóm, nếu có tranh luận xảy ra, mặc dù biết rõ ai đúng, ai sai nhưng Linh cũng không đưa ra ý kiến vì không muốn mất lòng các bạn. Theo em, Linh là người như thế nào?

  • A. Linh là người mạnh mẽ, quyết liệt.
  • B. Linh là người chưa được tự tin, chưa linh hoạt.
  • C. Linh là người có ý chí phấn đấu, có chí tiến thủ.
  • D. Linh là người chăm chỉ, cần cù.

Câu 13: Sử dụng sản phẩm an toàn có nghĩa là gì?

  • A. Sử dụng tiền để mua sản phẩm đắt tiền.
  • B. Sử dụng kế hoạch chi tiêu và mua đồ dùng thiết yếu.
  • C. Sử dụng đúng cách, đảm bảo chất lượng, an toàn sức khỏe.
  • D. Sử dụng đồ ngoại quốc có chất lượng cao.

Câu 14: Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lí là gì?

  • A. Mua tất cả những vật dụng, đồ dùng mình muốn.
  • B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau.
  • C. Chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng.
  • D. Mua những đồ dùng phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán.

Câu 15: Tiêu dùng thông minh không có vai trò nào sau đây?

  • A. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
  • B. Xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.
  • C. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
  • D. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Câu 16: Vì sao văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động?

  • A. Vì người Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hóa.
  • B. Vì văn hóa tiêu dùng của người Việt được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới.
  • C. Vì người đặc trưng văn hóa của người Việt Nam là yếu tố dịch chuyển, thay đổi.
  • D. Vì người Việt thường có các thay đổi nhanh chóng trước các trào lưu mới.

Câu 17: Ông bà ở quê lên chơi mang cho rất nhiều rau, trứng, cá. Vận dụng cách tiêu dùng thông minh, em làm gì để sử dụng các sản phẩm này để đảm bảo an toàn, hiệu quả?

  • A. Đem ra chợ bán để có tiền mua đồ ăn khác.
  • B. Nấu ăn hết trong một lần để không lãng phí đồ ăn.
  • C. Rủ bạn đến ăn cho hết thực phẩm, còn đâu đem đi đồ.
  • D. Lên kế hoạch sử dụng các đồ ăn trong khoảng thời gian ngắn để tránh lãng phí.

Câu 18: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả do do Nhà nước quy định từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là:

  • A. trách nhiệm pháp lí
  • B. vi phạm pháp luật.
  • C. trách nhiệm gia đình
  • D. vi phạm đạo đức.

Câu 19: Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật:

  • A. hình sự
  • B. hành chính 
  • C. dân sự
  • D. kỉ luật

Câu 20: Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?

  • A. Đi xe máy chở 3 người.
  • B. Đánh người gây thương tích 12%.
  • C. Công chức vi phạm thời giờ làm việc.
  • D. Đi xe vào đường một chiều.

Câu 21: Bà V vay tiền của anh H đã quá hạn, dây dưa mãi không chịu trả nợ là hành vi vi phạm pháp luật

  • A. Kỷ luật.
  • B. Hành chính.
  • C. Dân sự.
  • D. Hình sự.

Câu 22: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P là vi phạm gì?

  • A. Vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật hình sự.
  • B. Không phải chịu trách nhiệm pháp lý vì chưa đủ tuổi.
  • C. Vi phạm pháp luật dân sự.
  • D. Không bị coi là vi phạm pháp luật vì đang là học sinh.

Câu 23: Thuế là khoản đóng góp có tính chất như thế nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

  • A. ủng hộ nhân đạo.
  • B. tự nguyện.
  • C. bắt buộc.
  • D. quyên góp.

Câu 24: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?

  • A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
  • B. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận.
  • C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
  • D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Câu 25: Cửa hàng tạp hóa cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm gì?

  • A. Góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.
  • B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
  • C. Giả vờ như không biết để tránh phiền phức.
  • D. Nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác