Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 - 1933 đã tác động tới tình hình xã hội các nước tư bản như thế nào?

  • A. Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
  • B. Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc.
  • C. Phong trào đấu tranh của nhân dân chống chính quyền tư sản ngày càng mạnh mẽ.
  • D. Mâu thuẫn ngay trong nội bộ giai cấp tư sản.

Câu 2: Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm mục đích gì?

  • A. Chống phát xít, chống chiến tranh thế giới, bảo vệ hòa bình.
  • B. Giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa.
  • C. Chống đế quốc thực dân.
  • D. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

Câu 3: Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập năm 1936 với mục đích

  • A. liên minh công nông đoàn kết với tư sản.
  • B. tập hợp giai cấp tư sản, tiểu tư sản và địa chủ.
  • C. nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ.
  • D. tập hợp liên minh công nông.

Câu  4: Chính quyền cách mạng được thành lập ở Nghệ - Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930-1931 được gọi là Xô viết vì

  • A. đây là chính quyền đầu tiên của công nông.
  • B. đây là chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.
  • C. được tổ chức theo kiểu Xô viết ở nước Nga.
  • D. chính quyền được tổ chức theo nhà nước kiểu mới.

Câu 5: Sự khác biệt căn bản giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ - Tĩnh với phong trào đấu tranh trong cả nước năm 1930 là gì?

  • A. Những cuộc đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ.
  • B. Nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.
  • C. Nông dân đấu tranh chưa có khẩu hiệu cụ thể.
  • D. Những cuộc biểu tình của nông dân đặt chỉ đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.

Câu 6: Từ tháng 9/1930 trở đi, phong trào cách mạng 1930-1931 dần đạt tới đỉnh cao là vì

  • A. phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp cả nước.
  • B. sử dụng phương thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết.
  • C. vấn đề ruộng đất của nhân dân được giải quyết triệt để.
  • D. đã thực hiện được liên minh công - nông vững chắc.

Câu 7: Nguyên nhân cơ bản dẫn tới bùng nổ những cuộc nổi dậy đầu tiên chống Pháp, Nhật của nhân dân ta là do

  • A. nhân dân ta có tinh thần đấu tranh cách mạng.
  • B. hai tầng áp bức bóc lột của Pháp - Nhật.
  • C. mâu thuẫn dân tộc gay gắt.
  • D. mâu thuẫn giai cấp căng thẳng.

Câu 8: Phong trào cách mạng 1930 - 1931, phát triển nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh vì đó là nơi

  • A. có truyền thống yêu nước, anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  • B. thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất.
  • C. tập trung đông đảo giai cấp công nhân.
  • D. có cơ sở Đảng mạnh nhất.

Câu 9: Mặc dù bị thực dân Pháp dập tắt trong máu lửa và bị thất bại, nhưng phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh chứng tỏ

  • A. truyền thống đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
  • B. tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam.
  • C. sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp sẽ dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
  • D. vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 10: Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930 là

  • A. lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
  • B. đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
  • C. hình thành đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn.
  • D. quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.

Câu 11: Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 là

  • A. hình thành khối liên minh công - nông.
  • B. Đảng rút ra nhiều bài học quý báu trong lãnh đạo cách mạng.
  • C. thành lập được chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.
  • D. quần chúng được giác ngộ trở thành lực lượng chính trị hùng hậu.

Câu 12: Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng, bắt đầu từ

  • A. nông nghiệp.
  • B. công nghiệp.      
  • C. thương nghiệp.
  • D. thủ công nghiệp.

Câu 13: Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ - Tĩnh với phong trào đấu tranh cả nước trong năm 1930 là gì?

  • A. Nông dân đấu tranh chưa có khẩu hiệu cụ thể.
  • B. Những cuộc biểu tình của nông dân chỉ đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.
  • C. Những cuộc đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ.
  • D. Nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.

Câu 14: Kinh tế Việt Nam từ năm 1930 như thế nào?

  • A. Khủng hoảng trầm trọng.
  • B. Bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái.
  • C. Phát triển mạnh mẽ.
  • D. Bước đầu phát triển.

Câu 15: Ngành kinh tế nào của Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?

  • A. Thương nghiệp.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Thủ công nghiệp.
  • D. Nông nghiệp.

Câu 16: Vì sao chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết?

  • A. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới.
  • B. Hình thức chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga).
  • C. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.
  • D. Chính quyền đầu tiên của công nông.

Câu 17: Nhận xét nào dưới đây là đúng với phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?

  • A. Phong trào mang tính triệt để.
  • B. Phong trào mang tính chất tư sản.
  • C. Phong trào mang tính không triệt để.
  • D. Phong trào mang tính chất phong kiến.

Câu 18: Lá cờ đã xuất hiện trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là lá cờ

  • A. xanh dương búa liềm.
  • B. hai màu xanh, đỏ.
  • C. đỏ búa liềm.
  • D. đỏ sao vàng năm cánh.

Câu 19: Chính sách tiến bộ nhất về chính trị mà chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện là gì?

  • A. Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp.
  • B. Nhân dân được tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận.
  • C. Quần chúng nhân dân được tự do ngôn luận, tự do học tập.
  • D. Thả những tù chính trị bị bắt trong phong trào cách mạng 1930 - 1931.

Câu 20: Chính sách tiến bộ nhất về kinh tế mà chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện là gì?

  • A. Xóa nợ cho người nghèo, khuyến khích sản xuất.
  • B. Chú trọng đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu cống, đường giao thông.
  • C. Lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
  • D. Tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ một số thuế vô lí.

Câu 21: Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào?

  • A. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy.
  • B. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1-5-1930.
  • C. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định.
  • D. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh

Câu 22: Trong phong trào cách mạng 1930-1931, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh thực hiện một trong những chức năng của chính quyền là

  • A. quản lý đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.
  • B. chuẩn bị tiến tới thành lập chính quyền ở Trung ương.
  • C. lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chính trị.
  • D. tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 25: Giai cấp, tầng lớp nào giữ vai trò động lực của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?

  • A. Công nhân, nông dân và trí thức.  
  • B. Công nhân và nông dân.
  • C. Tư sản và tiểu tư sản.
  • D. Nông dân và trí thức

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác