Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 5: Các nước Đông Nam Á

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 5: Các nước Đông Nam Á. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khu vực Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu nước?

  • A. 9
  • B. 10
  • C. 11
  • D. 12

Câu 2: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước nào?

  • A. Thuộc địa của Mĩ, Nhật.
  • B. Thuộc địa của Pháp, Nhật.
  • C. Thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ.
  • D. Thuộc địa của các thực dân phương Tây.

Câu 3: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, trừ nước nào không phải?

  • A. In-đô-nê-xi-a
  • B. My-an-ma
  • C. Thái Lan
  • D. Ma-lay-xi-a

Câu 4: Nhật đầu hàng đồng minh vào thời gian nào?

  • A. 8/1945
  • B. 7/1946
  • C. 5/1945
  • D. 8/1846

Câu 5: Tháng 8/1945 khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nước nào sau đây đã giành chính quyền?

  • A. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
  • B. Việt Nam, Lào.
  • C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
  • D. Việt Nam, Campuchia.

Câu 6: Nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945 là gì?

  • A. Nhật đầu hàng, các dân tộc ĐNA nổi dậy đấu tranh
  • B. Các nước ĐNA tiến hành chống xâm lược và lần lượt giành được độc lập
  • C. Mĩ can thiệp vào ĐNA và mở rộng chiến tranh Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Tình hình Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào?

  • A. Chiến tranh ác liệt.
  • B. Ngày càng phát triển phồn thịnh.
  • C. Ngày càng trở nên căng thẳng.
  • D. Ổn định và phát triển.

Câu 8: Vì sao những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA ngày càng trở nên căng thẳng?

  • A. Mĩ, Anh, Nhật thiết lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).
  • B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.
  • C. Mĩ biến Thái Lan thành căn cư quân sự.
  • D. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

Câu 9: Từ những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại như thế nào?

  • A. Việt Nam, Lào, Cạm-pu-chia kháng chiến chống Mĩ.
  • B. Thái Lan, Phi-líp-pin tham gia Khối Quân sự Đông Nam Á (SEAN).
  • C. In-đô-nê-xi-a, Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập.
  • D. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 10: Đế quốc nào là lực lượng thù địch lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Đệ quốc Hà Lan
  • B. Đế quốc Pháp
  • C. Đế quốc Mĩ
  • D. Đế quốc Anh.

Câu 11: Vì sao Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In- đô-nê-xi-a, Mi-an-ma không tham gia "Tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á" (SEANTO) ra đời ngày 8/9/1954?

  • A. Vì SEANTO là công cụ xâm lược do Mĩ lập ra
  • B. Vì SEANTO chống lại phong trào giải phóng dân tộc.
  • C. Vì một số nước Đông Nam Á (như Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a,...) có chính sách đối ngoại hòa bình trung lập.
  • D. Vì tất cả lí do nói trên.

Câu 12: Lí do cụ thể nào liên quan trực tiếp với việc giải thể khối SEANTO (9/1975)?

  • A. Các nước thành viên luôn xảy ra xung đột.
  • B. Nhân dân Đông Nam Á không đồng tình với sư tồn tại của SEANTO.
  • C. SEANTO không phù hợp với xu thế phát triển của Đông Nam Á.
  • D. Thất bại của đế quốc Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954- 1975).

Câu 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào?

  • A. Ngày 6 – 8 – 1967.
  • B. Ngày 8 – 8 – 1967.
  • C. Ngày 6 – 8 – 1976.
  • D. Ngày 8 – 8 – 1976.

Câu 14: Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là:

  • A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
  • B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
  • C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
  • D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

Câu 15: Bước vào những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác về:

  • A. kinh tế.
  • B. văn hóa.
  • C. chính trị.
  • D. khoa học – kĩ thuật.

Câu 16: Từ 1979 đến cuối những năm 80 của thế kì XX quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN là gì?

  • A. Quan hệ hợp tác song phương.
  • B. Quan hệ đối thoại.
  • C. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế.
  • D. Quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia.

Câu 17: Từ cuối năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa ba nước Đông Dương với các nước ASEAN ngày càng được cải thiện do:

  • A. Cam-pu-chia đạt được các giải pháp hòa giải và hòa hợp dân tộc, quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Cam-pu-chia.
  • B. Chính sách đối ngoại của Việt Nam là muốn là bạn của tất cả các nước.
  • C. Cả a, b đều đúng.
  • D. Cả a b đều sai.

Câu 18: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?

  • A. Tháng 5 năm 1995
  • B. Tháng 6 năm 1995
  • C. Tháng 7 năm 1995
  • D. Tháng 8 năm 1995

Câu 19: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?.

  • A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
  • B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
  • C. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.
  • D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.

Câu 20: Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành:

  • A. Một khu vực phồn thịnh.
  • B. Một khu vực ổn định và phát triển.
  • C. Một khu vực mậu dịch tự do.
  • D. Một khu vực hòa bình.

Câu 21: Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn Khu vực (ARF) nhằm mục đích gì?

  • A. Hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
  • B. Hợp tác với tất cả các nước ở Châu Á.
  • C. Tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
  • D. Hợp tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác