Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ?
- A. Tiền lương đi làm không đủ ăn.
- B. Họ bị địa chủ phong kiến bóc lột tàn bạo.
C. Họ bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột tàn bạo.
- D. Họ đòi cải thiện điều kiện việc làm và sinh hoạt.
Câu 2: Vì sao thực dân Pháp lại mở rộng hệ thống giáo dục ở Việt Nam?
A. Phục vụ nhu cầu học tập của con em quan chức và đào tạo công chức bản xứ.
- B. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Việt Nam.
- C. Giúp Việt Nam khai hóa văn minh.
- D. Tạo ra lực lượng lao động lớn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại.
Câu 3: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông?
A. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
- B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
- C. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
- D. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
Câu 4: Những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước không xuất phát từ lí do nào sau đây?
- A. Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh.
- B. Nhật Bản “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam.
- C. Thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).
D. Ảnh hưởng của thuyết Đại Á Đông.
Câu 5: Sự chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam thời kì này?
- A. Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt.
B. Tạo cơ sở bên trong cho sự bùng nổ của một khuynh hướng đấu tranh mới.
- C. Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại.
- D. Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển.
Câu 6: Nhà tư sản nào ở Việt Nam được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?
- A. Nguyễn Hữu Hào.
- B. Lê Phát Đạt.
C. Bạch Thái Bưởi.
- D. Trần Hữu Định.
Câu 7: Các sĩ phu tiến bộ trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX không xuất phát từ lý do nào?
- A. Có uy tín và nhận được sự ủng hộ lớn của quần chúng.
- B. Là bộ phận nhiệt huyết nhất, hăng hái nhất.
C. Trình độ đấu tranh của giai cấp vô sản còn hạn chế.
- D. Tầng lớp tư sản số lượng ít, khả năng lãnh đạo còn hạn chế.
Câu 8: Đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai.
- B. Mâu thuẫn giữa tiểu tư sản với vô sản.
- C. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản.
- D. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Câu 9: Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam bao gồm hai giai cấp cơ bản nào?
- A. Địa chủ phong kiến và tư sản.
- B. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản.
C. Địa chủ phong kiến và nông dân.
- D. Công nhân và nông dân.
Câu 10: Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ giai cấp nào?
- A. Binh lính.
B. Nông dân.
- C. Nô tì.
- D. Thợ thủ công.
Câu 11: Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam không bao gồm thành phần nào dưới đây?
- A. Học sinh, sinh viên.
- B. Tiểu thương, địa chủ.
- C. Nhà báo, nhà giáo.
D. Chủ các hãng buôn.
Câu 12: Tầng lớp tư sản Việt Nam có nguồn gốc từ
A. một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.
- B. một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.
- C. từ Pháp du nhập vào Việt Nam.
- D. một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.
Câu 13: Bộ phận nào của giai cấp địa chủ phong kiến có tinh thần yêu nước chống đế quốc?
- A. Địa chủ người Việt.
- B. Đại địa chủ người Pháp.
- C. Không có bộ phận nào.
D. Trung, tiểu địa chủ
Câu 14: Giai cấp nông dân Việt Nam có thái độ như thế nào đối với thực dân Pháp và tay sai?
- A. Ủng hộ chế độ thực dân phong kiến.
- B. Đấu tranh khi bị áp bức, thỏa hiệp khi được nhân nhượng về quyền lợi.
- C. Trung lập, không có hành động nào chống đế quốc và tay sai.
D. Căm ghét chế độ thực dân phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh.
Câu 15: Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?
- A. Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp.
- B. Bóc lột để làm giàu cho chính quốc.
- C. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự.
D. Bù đắp thiệt hại từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 16: Thực dân Pháp đã sử dụng biện pháp gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam?
- A. Thành lập ngân hàng Đông Dương.
B. Đánh thuế cao vào hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam.
- C. Phát hành tiền giấy bạc và cho vay lãi.
- D. Đặt ra nhiều thứ thuế mới cho nhân dân Việt Nam.
Câu 17: Theo sự phân chia của người Pháp, xứ Bắc Kì theo chế độ cai trị nào?
A. Nửa bảo hộ.
- B. Bảo hộ.
- C. Thuộc địa.
- D. Tự trị.
Câu 18: Ai là người đứng đầu Liên bang Đông Dương?
A. Toàn quyền người Pháp.
- B. Thống sứ người Pháp.
- C. Thống đốc người Pháp.
- D. Khâm sứ người Pháp.
Câu 19: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) được thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong bối cảnh như thế nào?
- A. Các phong trào đấu tranh chống Pháp giành nhiều thắng lợi.
- B. Pháp đang gặp khó khăn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- C. Pháp thiệt hại nặng nề sau chiến tranh Pháp - Phổ.
D. Căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự.
Câu 20: Đâu là chính sách Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
- A. "Khủng bố trắng".
- B. "Dùng người Pháp trị người Việt".
C. "Chia để trị".
- D. "Đồng hóa" dân tộc.
Câu 21: Trong lĩnh vực công nghiệp, thực dân Pháp chú trọng ngành
- A. luyện kim và cơ khí.
- B. công nghiệp nhẹ.
- C. công nghiệp nặng.
D. khai thác mỏ.
Câu 22: Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp làm giai cấp nông dân Việt Nam
- A. có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp.
- B. có cơ hội trở thành địa chủ ở nông thôn.
- C. phải giữ nguyên mảnh ruộng, không được chuyển sang buôn bán, kinh doanh.
D. bị phá sản, bần cùng hóa, không lối thoát.
Câu 23: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ
- A. giai cấp tư sản bị thực dân Pháp đình chỉ hoạt động kinh doanh.
- B. tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp.
C. giai cấp nông dân bị tước ruộng đất.
- D. giai cấp địa chủ nhỏ bị thực dân Pháp thu toàn bộ ruộng đất.
Câu 24: Pháp mở trường học ở Việt Nam nhằm mục đích gì?
A. Do nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
- B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam.
- C. Phát triển nền giáo dục Việt Nam.
- D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.
Câu 25: Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện, đó là
- A. chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán.
- B. những người buôn bán, chủ doanh nghiệp.
- C. những nhà thầu khoán, đại lý.
D. tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
Xem toàn bộ: Giải bài 29 chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam
Bình luận