Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức
A. Một cuộc nội chiến.
- B. Một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
- C. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kết hợp với nội chiến.
- D. Một cuộc cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Câu 2: Nguyên nhân cơ bản nào chứng minh Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?.
- A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
- B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
- C. Thiết lập được nền cộng hoà tư sản
D. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia – cô – banh.
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc nổ ra vào thời gian nào? Ở đâu?
- A. Ngày 01 - 11 - 1851, ở Quảng Tây (Trung Quốc).
- B. Ngày 11 - 01 - 1852, ở Quảng Đông (Trung Quốc),
C. Ngày 11 - 01 – 1851, ở Quảng Tây (Trung Quốc).
- D. Ngày 01 - 01 - 1851, ở Thiên Kinh (Trung Quốc).
Câu 4: Nguyên nhân cơ bản gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn trước tiên giữa các đế quốc nào?
A. Giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức.
- B. Giữa đế quốc Đức với đế quốc Áo - Hung.
- C. Giữa đế quốc I-ta-li-a với đế quốc Anh, Pháp.
- D. Giữa đế quốc Anh, Pháp với đế quốc Đức.
Câu 5: Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”, Đó là ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản nào?
- A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
B. Cách mạng tư sản Anh.
- C. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
- D. Cách mạng tư sản Pháp.
Câu 6: Kết quả lớn nhất của Cách mạng tháng 11- 1918 ở Đức là gì?
A. Chế độ quân chủ bị lật đổ, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.
- B. Các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính được thành lập.
- C. Thành quả của cách mạng rơi vào tay giai cấp tư sản.
- D. Quần chúng được tập dượt trong đấu tranh.
Câu 7: Ngày 26 - 3 - 2872, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?
- A. Quốc dân quân đánh chiếm các trụ sở của Chính phủ lâm thời.
- B. Lá cờ cách mạng phất phới tung bay trên nóc nhà thị chính.
C. Tổ chức bầu cử Hội đồng công xã.
- D. Hội đồng công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào.
Câu 8: Tháng 1-1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì?
- A. Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu.
- B. Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mĩ.
C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- D. Liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.
Câu 9: Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là:
- A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Crôm-oen.
- B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.
- C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.
D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
Câu 10: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?
- A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.
- B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị.
- D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính.
Câu 11: Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien Ny cho năng xuất
- A. 7 lần
- B. 6 lần
- C. 5 lần
D. 8 lần
Câu 12: Trong những năm 1926-1927 nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm:
A. Đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc.
- B. Đánh đổ nền thống trị phản động của tập đoàn Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch.
- C. Đánh đổ ách thống trị của triều đình phong kiến Mãn Thanh.
- D. Đánh đổ sự xâu xé của các nước phương Tây.
Câu 13: Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột Ấn Độ thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc nào?
- A. Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo để đàn áp nhân dân Ấn Độ.
B. Áp dụng chính sách "chia để trị".
- C. Thi hành chính sách “ngu dân”.
- D. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa.
Câu 14: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì?
- A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
- B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
- C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
Câu 15: Chế độ chính trị của Mĩ là
A. Cộng hòa
- B. Quân chủ chuyên chế
- C. Quân chủ lập hiến
- D. Phong kiến
Câu 16: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bùng nổ đầu tiên ở nước nào, sau đó lan rộng trong thế giới tư bản chủ nghĩa?
- A. Nước Anh.
- B. Nước Pháp.
- C. Nước Đức.
D. Nước Mĩ.
Câu 17: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ đạt đến đỉnh cao nhất vào năm nào?
- A. Năm 1929
- B. Năm 1931
C. Năm 1932
- D. Năm 1933
Câu 18: Trước cách mạng, ở Pháp đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền, không phải đóng thuế?
- A. Đẳng cấp tăng lữ.
- B. Đẳng cấp quý tộc.
- C. Đẳng cấp thứ ba.
D. Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.
Câu 19: Chiến tranh Nga-Nhật xảy ra vào năm nào?
A. Năm 1904.
- B. Năm 1914.
- C. Năm 1924.
- D. Năm 1934.
Câu 20: Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong 5 năm (1914-1919) như thế nào?
A. Không thay đổi
B. Tăng 5 lần
- C. Tăng 15 lần
- D. Giảm 5 lần
Câu 21: Anh xâm lược và đặt ách Cai trị ở Ấn Độ vào thời gian nào?
- A. Thế kỉ X
- B. Thế kỉ XI
- C. Thế kỉ XII
D. Thế kỉ XIII
Câu 22: Nhân dân Trung Quốc chống Anh xâm lược – Chiến tranh thuốc phiện vào năm
- A. 1840- 1844
- B. 1840- 1843
- C. 1840- 1841
D. 1840- 1842
Câu 23: Thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hoá Xô Viết được thể hiện ở điểm nào?
- A. Xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học.
- B. Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, văn hoá, nghệ thuật.
- C. Đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 24: Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra vào thời gian nào?
- A. Ngày 2 - 9 - 1870.
- B. Ngày 18 - 7 - 1870.
C. Ngày 19 - 7 - 1870.
- D. Ngày 7 - 9 - 1870.
Câu 25: Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á?
- A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
- B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
- D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.
Câu 26: Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất mà các nước Châu Âu phải gánh chịu là gì?
A. Các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế
- B. Xuất hiện một số quốc gia mới
- C. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ
- D. Sự khủng hoảng về chính trị
Câu 27: Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh thể hiện ở điểm nào?
- A. Sự phát triển của các công trường thủ công.
- B. Sự phát triển của ngành ngoại thương.
C. Sự phát triển của các công trường thủ công và ngành ngoại thương.
- D. Sự xuất hiện của các trung tâm về công nghiệp.
Câu 28: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 1 tháng 9 năm 1939
- B. Ngày 2 tháng 9 năm 1939
- C. Ngày 3 tháng 9 năm 1939
- D. Ngày 4 tháng 9 năm 1939
Câu 29: Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, chiến hạm, thủy lôi...
- B. Chế tạo được súng trường bắn nhanh và xa.
- C. Chiến hạm chân vịt có trọng tải lớn.
- D. Khí cầu dùng để trinh sát trận địa đối phương.
Câu 30: Đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”?
- A. Đế quốc Mĩ.
B. Đế quốc Đức.
- C. Đế quốc Nhật Bản.
- D. Đế quốc Anh.
Câu 31: Ngày 28 - 8 - 1789 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở Pháp?
- A. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti.
B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời.
- C. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới.
- D. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.
Câu 32: Nước Nga trải qua bao nhiêu năm chiến tranh đế quốc và nội chiến?
A. 4 năm chiến tranh đế quốc và 3 nội chiến
- B. 5 chiến tranh đế quốc và 3 nội chiến
- C. 3 chiến tranh đế quốc và 4 nội chiến
- D. 4 chiến tranh đế quốc và 2 nội chiến
Câu 33: Cac-mac, Ăng-ghen chống lại giai cấp nào?
- A. Vô sản
- B. Công nhân
- C. Nông dân
D. Tư sản
Câu 34: Do ảnh hưởng của sự kiện lịch sử nào đã dẫn đến sự bùng nổ phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919?
- A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga.
- B. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.
- C. Thắng lợi của cách mạng Ấn Độ trong việc chống thực dân Anh.
D. Câu A và B đều đúng.
Câu 35: Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện nào?
- A. Hòa ước Mác xây.
- B. Hòa ước Brer-li-tốp.
C. Hiệp ước Véc-xai.
- D. Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 36: Kinh tế Nhật Bản phát triển mau lẹ là do
- A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng.
B. Số tiền bồi thường chiến phí và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc.
- C. Do sự bóc lột tàn tệ của giới chủ nhân.
- D. Ảnh hưởng của cách mạng Nga 1905.
Câu 37: Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng là do
- A. Đất nước không bị chiến tranh, xã hội ổn định.
- B. Tăng cường lao động và bóc lột công nhân.
- C. Có chính sách cải cách kinh tế, xã hội hợp lí.
D. Thu nhiều lợi nhuận từ bán vũ khí và áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Câu 38: Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng Nga là
A. Đầu thế kỷ XX nước Nga khủng hoảng.
- B. Đầu thế kỷ XX nước Nga phát triển.
- C. Đầu thế kỷ XIX nước Nga khủng hoảng.
- D. Đầu thế kỷ XIX nước Nga phát triển.
Câu 39: Nga tham chiến vào chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy đất nước vào tình trạng
- A. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.
- B. Bị các nước đế quốc thôn tính.
- C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
D. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 40: Nguyên nhân nào dưới đây khiến các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc?
- A. Trung Quốc là nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên.
- B. Chế độ phong kiến mục nát.
- C. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây và yêu cầu về thị trường thuộc địa.
D. Tất cả các phương án trên.
Bình luận