Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?

  • A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
  • B. Trận đánh địch ở Thanh Hóa.
  • C. Trận phục kích của quân Cờ đen tại Cầu Giấy.
  • D. Trận phục kích của quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa).

Câu 2: Năm 1906, Phan Chu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã

  • A. mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ.
  • B. thành lập Duy Tân hội.
  • C. thành lập Việt Nam Quang phục hội.
  • D. tổ chức phong trào Đông du.

Câu 3: Ngày 5/6/1862, diễn ra sự kiện nào sau đây ?

  • A. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. 
  • B. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.
  • C. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.
  • D. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 4: Vì sao vua Hàm nghi bị thực dân Pháp bắt?

  • A. Do Trương Quang Ngọc phản bội.
  • B. Do Phan Đình Phùng hi sinh.
  • C. Do Cao Thắng hi sinh.                  
  • D. Do Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện.

Câu 5: Quy luật nào rút ra từ phong trào đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc của cá nước trên bán đảo Đông Dương trên bán đảo Đông Dương?

  • A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
  • B. Liên minh, đoàn kết chiến đấu cùng chống kẻ thù chung.
  • C.  Sự lãnh đạo của đảng Dân tộc tư sản.
  • D. Sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc thống nhất.

Câu 6: Vừa mới ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu được điều gì?

  • A. Học thuyết của chủ nghĩa Mác-lênin.
  • B. Tư tưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
  • C. Truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.
  • D. Tư tưởng của các trào lưu cứu nước ở các nước thuộc địa.

Câu 7: Sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chế độ nào không còn là hệ thống duy nhất trên tg và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động?

  • A. Chế độ quân chủ chuyên chế
  • B. Chủ nghĩa tư bản
  • C. Chủ nghĩa đế quốc
  • D. Xã hội chủ nghĩa

Câu 8: Nguyên nhân lớn nhất dân đến sự thất bại của phong trào Cần vương là

  • A. do chưa tập hợp được lực lượng đông đảo.
  • B. chưa phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
  • C. khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
  • D. Pháp quá mạnh nên dễ dàng đàn áp.

Câu 9: Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. Phát xít Đức tấn công Liên Xô
  • B. Liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen
  • C. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Xtalingrát
  • D. Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ của Mĩ ở Trân Châu Cảng

Câu 10: Điểm mới của phong trào Ngũ tứ là

  • A. Thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
  • B. Xác định đúng kẻ thù dân tộc: đế quốc và phong kiến.
  • C. Làm suy yếu chính quyền Mãn Thanh.
  • D. Do học sinh, sinh viên lãnh đạo.

Câu 11: Mục đích của Duy Tân hội là gì?

  • A. đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc.
  • B. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc việt Nam.
  • C. đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
  • D. đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục lại chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam.

Câu 12: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh tg (1918 – 1939) là gì?

  • A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến mới, nhiều Đảng Cộng sản ra đời.
  • B. Phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
  • C. Phong trào tư sản dân tộc suy yếu, phong trào vô sản lớn mạnh.
  • D. Phong trào vô sản suy yếu, phong trào tư sản dân tộc lên cao.

Câu 13: Phái chủ chiến đã mở cuộc phản công quân Pháp tại những địa điểm nào?

  • A. Đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ.
  • B. Đồn Mang Cá, Đại Nội.
  • C. Tòa Khâm sứ, trên sông Hương. 
  • D. Tòa Khâm sứ, Đại Nội. 

Câu 14: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939) là gì?

  • A. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào đấu tranh.
  • B. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi.
  • C. Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành từ thập niên 1920.
  • D. Các Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh.

Câu 15: Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

  • A. Nhà báo, nhà giáo.
  • B. Chủ các hãng buôn.
  • C. Học sinh, sinh viên.
  • D. Tiểu thương, tiểu chủ.

Câu 16: “Cần vương” có nghĩa là

  • A. giúp vua cứu nước.
  • B. Những điều bậc quân vương cần làm.
  • C. Đứng lên cứu nước.
  • D. Chống Pháp xâm lược.

Câu 17: Điểm nổi bật trong hoạt động chính trị của giai cấp tư sản ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. đấu tranh đòi những quyền lợi kinh tế.
  • B. đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh.
  • C. đòi thi hành những cải cách dân chủ.
  • D. đấu tranh đòi quyền kinh doanh và được tham gia trong một số cơ quan nhà nước.

Câu 18: Lực lượng tham gia chủ yếu trong khởi nghĩa Yên Thế là

  • A. nông dân.
  • B. văn thân, sĩ phu. 
  • C. binh lính.
  • C. thợ thủ công.

Câu 19: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì?

  • A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn
  • B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu
  • C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới
  • D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn

Câu 20: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Việt Nam tăng nhanh về số lượng?

  • A. Công nhân.
  • B. Nông dân.
  • C. Tư sản dân tộc.
  • D. Tầng lớp tiểu tư sản.

Câu 21: Vì sao thực dân Pháp đem quân tấn công Hà nội lần thứ hai?

  • A. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.
  • B. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công,…
  • D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.
  • D. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.

Câu 22: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng ( từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859 ) đã

  • A. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp.
  • B. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp.
  • C. bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp.
  • D. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp.

Câu 23: Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

  • A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
  • B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
  • C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
  • D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.

Câu 24: Hệ quả quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. Dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
  • B. Hình thành trật tự thế giới hai cực.
  • C. Làm sụp đổ hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
  • D. Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.

Câu 25: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, công nhân Việt Nam chỉ dừng lại ở đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế?

  • A. Vì số lượng còn ít do mới ra đời. 
  • B. Vì đời sống vật chất còn thiếu thốn.
  • C. Vì chưa được giác ngộ lý luận cách mạng.
  • D. Vì bị sự quản lý chặt chẻ của thực dân Pháp.

Câu 26: Sáng 1-9-1858 diễn ra sự kiện nào sau đây ?

  • A. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
  • B. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
  • C. Pháp chiếm thành Gia Định.
  • D. Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết.

Câu 27: Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận.
  • B. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ.
  • C. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng.
  • D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận.

Câu 28: Cuộc khởi nghĩa sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương

  • A. khởi nghĩa Ba Đình.
  • B. khởi nghĩa Yên Thế.
  • C. khởi nghĩa Bãi Sậy.
  • D. khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 29: Những chính sách cai trị và việc chính quyền thực dân Anh ăng cường bóc lột đối với nhân dân Ấn Độ đã dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Các hình thức đấu tranh phong phú.
  • B. Phong trào tiêu biểu dâng cao.
  • C. Phong trào bất bạo động ngày càng lan rộng.
  • D. Mâu thuẫn xã hội ngày càng căng thẳng.

Câu 30: Lực lượng tấn công Đà Nẵng vào cuối năm 1858, bao gồm liên quân của các nước

  • A. Pháp – Mĩ. 
  • B. Pháp – Anh. 
  • C. Pháp –Tây Ban Nha. 
  • D. Pháp – Bồ Đào Nha.

Câu 31: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trước sự chèn ép của các nước đế quốc giai cấp nào hăng hái đứng ra lập đảng phái, tổ chức chính trị để đấu tranh?

  • A. Tư sản dân tộc. 
  • B. Tư sản.
  • C. Nông dân.
  • D. Công nhân.

Câu 32: Bài học lớn nhất cho phong trào cách mạng trong những năm 1914-1918 là:

  • A. Có hình thức đấu tranh phong phú.
  • B. Quy mô rộng lớn.
  • C. Thu hút được nhiều giai tầng tham gia.
  • D. Có đường lối đấu tranh đúng đắn.

Câu 33: Hiệp ước Patơnốt đã đánh dấu

  • A. Triều đình nhà Nguyễn bước đầu đầu hàng thực dân Pháp.
  • B. Mộ phần nước ta bị bán cho thực dân Pháp.
  • C. Lần cuối cùng triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp.
  • D. Sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp, kế thúc sự tồn tại của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.

Câu 34: Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận

  • A. Sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
  • B. Sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp
  • C. Ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
  • D. Ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp.

Câu 35: Tháng 6 – 1940, tại Pháp diễn ra sự kiện mà có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam là

  • A. Đức chiếm đóng 3/4 lãnh thổ nước Pháp.
  • B. Lực lượng kháng chiến Pháp hình hành.
  • C. Chính phủ tự trị thành lập do Pêtanh đứng đầu làm tay sai cho phát xít Đức.
  • D. Đức tiến công và chiếm 3/4 lãnh thổ nước Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức.

Câu 36: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, công nhân Việt Nam đấu tranh vì mục tiêu gì?

  • A. Đòi quyền lợi về kinh tế.
  • B. Đòi chính quyền thực dân cho tham gia vào đời sống chính trị.
  • C. Đòi thực dân Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam
  • D. Đòi chính quyền thực dân thực hiện các quyền dân chủ rộng rãi.

Câu 37: Quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản diễn ra thông qua quá trình nào?

  • A. Chuyển từ chế độ dân chủ đại nghị sang chuyên chế độc tài.
  • B. Thay thế nền dân chủ đại nghị bằng việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
  • C. Đảo chính lật đổ chế độ quân chủ lập hiến, thiết lập chế độ quân phiệt.
  • D. Quân phiệt hóa bộ máy nhá nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Câu 38: Khi biết tin Pháp tấn công Đà Nẵng,Ô ng đã tự chiêu mộ 300 người, xin Vua được ra chiến trường. Ông là ai ?

  • A. Phan Văn Trị.
  • B. Nguyễn Trường Tộ.  
  • C. Phạm Văn Nghị. 
  • D. Nguyễn Trị Phương.

Câu 39: Cao Thắng được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ gì trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê?

  • A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự.
  • B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
  • C. Chiêu tập binh sĩ, huấn luyện, xây dựng căn cứ ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
  • D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa.

Câu 40: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Đông Nam Á lớn mạnh cùng sự phát triển kinh tế công thương nghiệp?

  • A. Giai cấp tư sản dân tộc.  
  • B. Giai cấp nông dân.
  • C. Giai cấp công nhân. 
  • D. Giai cấp tư sản mại bản.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác