Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho các dữ kiện sau

1. Mở đầu vai trò cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc;

2. Phong trào Ngũ tứ lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia;

3. Đánh dấu bước chuyển của cách mạng.

Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo đúng lôgíc.

  • A. 2, 3, 1       
  • B. 1, 2, 3
  • C. 3, 2, 1     
  • D. 2, 1, 3

Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến Ấn Độ?

  • A. Chính quyền thực dân Anh tuyên bố Ấn Độ là một bên tham chiến
  • B. Thực dân Anh tăng cường bóc lột
  • C. Thực dân Anh ban hành những đạo luật phản động
  • D. Mâu thuẫn xã hội Ấn Độ ngày càng căng thẳng

Câu 3: Phong trảo Ngũ tứ ở Trung Quốc bùng nổ nhằm:

  • A. phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
  • B. chống lại triều đình phong kiến Mãn Thanh.
  • C. đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản Trung Quốc.
  • D. chống đế quốc và phong kiến Mãn Thanh.

Câu 4: Mục đích của phong trào Ngũ tứ là:

  • A. đòi cải thiện điều kiện học tập của sinh viên.
  • B. chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước để quốc.
  • C. phản đối những hành động của lực lượng Quốc dân đảng.
  • D. Mĩ chống lại chính quyền Trung Quốc đương thời.

Câu 5: Lực lượng tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc gồm có:

  • A. tư sản và công nhân.
  • B. tư sản và nông dân.
  • C. công nhân và nông dân.
  • D. đông đảo các tầng lớp xã hội.

Câu 6: Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là:

  • A. tư sản dân tộc và nông dân.
  • B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
  • C. sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.
  • D. công nhân, nông dân ở Vũ Xương.

Câu 7: Từ sau phong trào Ngũ tứ, tư tưởng cách mạng nào được truyền bá vào Trung Quốc? 

  • A. Dân chủ tư sản.
  • B. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
  • C. Triết học Ánh sáng.
  • D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Câu 8: Lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1939 là lực lượng nào?

  • A. Công hội       
  • B. Tổ chức công đoàn
  • C. Đảng Quốc đại       
  • D. Tướng lĩnh trong quân đội

Câu 9: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ phát triển?

  • A. Thực dân Anh đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống cùng cực, tăng cường bóc lột, ban hành những đạo luật phản động
  • B. Thực dân Anh tiến hành xâm lược Ấn Độ
  • C. Mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc
  • D. Phương pháp đấu tranh ôn hòa không còn tác dụng

Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Quốc đại lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh với phương pháp đấu tranh chủ yếu nào?

  • A. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị
  • B. Dung biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực, bất hợp tác với thực dân Anh
  • C. Dùng bạo lực cách mạng
  • D. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang

Câu 11: Sự phát triển của phong trào công nhân Ấn Độ đã đưa đến kết quả gì?

  • A. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng nòng cốt
  • B. Đảng Cộng sản được thành lập (12 – 1925)
  • C. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh
  • D. Phong trào đấu tranh ở Ấn Độ đã kết thành một làn song

Câu 12: Những chính sách cai trị và việc chính quyền thực dân Anh ăng cường bóc lột đối với nhân dân Ấn Độ đã dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Các hình thức đấu tranh phong phú
  • B. Phong trào tiêu biểu dâng cao
  • C. Phong trào bất bạo động ngày càng lan rộng
  • D. Mâu thuẫn xã hội ngày càng căng thẳng

Câu 13: Tư tưởng nào được truyền bá vào Trung Quốc sau phong trào Ngũ tứ?

  • A. tư tưởng dân chủ tư sản từ phương Tây.
  • B. tư tưởng cải cách ở Nhật Bản.
  • C. chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
  • D. tư tưởng chủ nghĩa phát xít.

Câu 14: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

  • A. phong trào Ngũ tứ bùng nổ (1919).
  • B. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập (1921).
  • C. Chiến tranh Bắc phạt (1926 -1927).
  • D. Nội chiến Quốc - Cộng (1927 - 1937).

Câu 15: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ tháng 12 – 1925 có ý nghĩa gì?

  • A. Góp phần thúc đẩy làn song đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ
  • B. Làm bùng lên làn song đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ
  • C. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
  • D. Một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh bùng nổ khắp Ấn Độ

Câu 16: Để chống lại chiến dịch bất hợp tác của Đảng quốc đại, thực dân Anh đã thực hiện biện pháp nào để chia rẽ hàng ngũ cách mạng?

  • A. Chia để trị       
  • B. Mua chuộc
  • C. Khủng bố       
  • D. Nhượng bộ

Câu 17: Phong trào Ngũ tứ là phong trào đấu tranh của:

  • A. học sinh, sinh viên, công nhân Trung Quốc chống đế quốc và phong kiến.
  • D. giai cấp công nhân chống tư sản, phong kiến.
  • C. giai cấp tư sản, tiểu tư sản Trung Quốc chống phong kiến.
  • D. nông dân Trung Quốc chống phong kiến.

Câu 18: Phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918 - 1939 là:

  • A. phong trào Ngũ tứ.
  • B. cuộc Chiến tranh Bắc phạt.
  • C. cuộc khởi nghĩa Nam Xương. 
  • D. nội chiến cách mạng lần thứ nhất.

Câu 19:  Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống lại các thế lực:

  • A. đế quốc và phong kiến.
  • B. để quốc và tư sản mại bản.
  • C. tư sản và phong kiến.
  • D. tư sản, phong kiến và đế quốc.

Câu 20: Phong trào nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới? 

  • A. Phong trào Ngũ tứ. 
  • B. Phong trào Thái bình Thiên quốc. 
  • C. Phong trào Nghĩa Hoà đoàn. 
  • D. Phong trào Duy tân. 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác