Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điểm khác biệt cơ bản giữa Cách mạng tháng Hai (1217) ở Nga và, Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là gì? 

  • A. Tính chất cách mạng.
  • B. Nguyên nhân bùng nổ.
  • C. Lực lượng tham gia.
  • D. Phương pháp đấu tranh.

Câu 2: Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là gi? 

  • A. Dân chủ tư sản. 
  • B. Cách mạng dân tộc dân chủ. 
  • C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. 
  • D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. 

Câu 3: Tác dụng to lớn nhất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với cách mạng thế giới là gì?

  • A. Mở đường, dẫn lối cho phong trào cách mạng thế giới phát triển.
  • B. Tăng cường lực lượng cho hệ thống xã hội chủ nghĩa.
  • C. Góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân xâm lược.
  • D. Tạo điều kiện cho các nước đứng lên giành độc lập dân tộc.

Câu 4: Bài học kinh nghiệm chủ yếu của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng thế giới là gì?

  • A. Chỉ ra con đường cách mạng vô sản.
  • B. Chỉ ra kẻ thù của phong trào.
  • C. Bài học về phương pháp đấu tranh.
  • D. Đoàn kết vô sản quốc tế.

Câu 5: Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga

  • A. Chiến tranh thế giới thứ nhất
  • B. Cách mạng tháng Hai
  • C. Cách mạng tháng Mười
  • D. Luận cương tháng tư

Câu 6: Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại kết quả ra sao?

  • A. Lật đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới
  • B. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản
  • C. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời thay thế bằng chính phủ chính thức
  • D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền

Câu 7: Liên Xô là cụm từ viết tắt của

  • A. Liên bang Xô viết
  • B. Liên hiệp các Xô viết
  • C. Liên hiệp các Xô viết xã hội chủ nghĩa
  • D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

Câu 8: Tồn tại từ năm 1919 đến năm 1943, tổ chức nào đã tiến hành 7 đại hội, đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì phát triển của cách mạng trên thế giới?

  • A. Hội quốc liên       
  • B. Liên hợp quốc
  • C. Phe Đồng minh       
  • D. Quốc tế Cộng sản

Câu 9: Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với thế giới là

  • A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu
  • B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
  • C. Nạn thất nghiệp tràn lan
  • D. Sản xuất đình đốn

Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu thời kì Lịch sử thế giới hiện đại?

  • A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918).
  • B. Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi (1917).
  • C. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt tận gốc.
  • D. Hệ thống Véc-xai - Oasinhtơn hình thành.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây tạo ra sự chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại?

  • A. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô hình thành.
  • B. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật.
  • C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
  • D. Sự hình thành các công ty độc quyền xuyên quốc gia.

Câu 12: Bài học kinh nghiệm chủ yếu của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng thế giới là gì?

  • A. Chỉ ra con đường cách mạng vô sản.
  • B. Chỉ ra kẻ thù của phong trào.
  • C. Bài học về phương pháp đấu tranh.
  • D. Đoàn kết vô sản quốc tế.

Câu 13: Kẻ thù chủ yếu của Cách mạng tháng Mười Nga là gì?

  • A. Chế độ phong kiến.
  • B. Chính phủ tư sản lâm thời.
  • C. Liên quân các nước để quốc. 
  • D. Giặc ngoại xâm, nội phản.

Câu 14: Bản chất nhà nước vô sản Nga mang lại quyền lợi cho ai?

  • A. Công nhân. 
  • B. Nông dân
  • C. Tư sản.
  • D. Nhân dân.

Câu 15: Từ tháng 3 - 1921 nước Nga Xô Viết đã thực hiện chính sách gì?

  • A. Cộng sản thời chiến.
  • B. Lao động cưỡng bức.
  • C. Tổng động viên quân dịch.
  • D. Kinh tế mới (NEP).

Câu 16: Các nước đế quốc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng con đường nào?

  • A. Cải cách kinh tế - xã hội và trút gánh nặng sang thuộc địa
  • B. Cải cách kinh tế - xã hội, tăng cường bóc lột nhân dân lao động
  • C. Cải cách kinh tế - xã hội hoặc phát xít hóa bộ máy nhà nước
  • D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa

Câu 17: Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập, tiến hành chạy đua vũ trang giữa Mĩ, Anh, pháp và Đức, Ialia, Nhật Bản đã báo hiệu

  • A. Nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa phát xít
  • B. Nguy cơ mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc
  • C. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới
  • D. Nguy cơ sụp đổ của chủ nghĩa tư bản

Câu 18: Đặc điểm chung của các nước Đức, Ialia và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì?

  • A. Nền cộng hòa sụp đổ, thay bằng nền độc tài quân phiệt
  • B. Đảng Quốc xã nắm chính quyền
  • C. Diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ
  • D. Phát xít há, quân phiết hóa chế độ, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và trở thành lò lửa chiến tranh

Câu 19: Đặc điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ là

  • A. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng phương pháp bạo lực cách mạng
  • B. Đảng Quốc đại lãnh đạo bằng biện pháp hòa bình
  • C. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng biện pháp hòa bình
  • D. Đảng Quốc đại lãnh đạo bằng phương pháp bạo lực cách mạng

Câu 20: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh tg (1918 – 1939) là gì?

  • A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến mới, nhiều Đảng Cộng sản ra đời
  • B. Phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo
  • C. Phong trào tư sản dân tộc suy yếu, phong trào vô sản lớn mạnh
  • D. Phong trào vô sản suy yếu, phong trào tư sản dân tộc lên cao

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác