Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 12 Chân trời bản 1 chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thế giới động vật và thực vật (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm HĐTN 12 bản 1 chân trời sáng tạo chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thế giới động vật và thực vật (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Xả rác bừa bãi ra biển.
  • B. Tuyên truyền nâng cao nhận thứuc cho người trong cộng đồng về trách nhiệm tham gia gìn giữ, bảo vệ cảnh quan.
  • C. Chặt phá rừng trái phép.
  • D. Phát triển du lịch một cách ồ ạt.

Câu 2: Đâu là biểu hiện trách nhiệm chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Có hành vi làm tổn hại đến cảnh quan. 
  • B. Không đồng tình với việc giữ gìn cảnh quan.
  • C. Đồng tình với nạn chặt phá rừng trái phép.
  • D. Tuân thủ quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. 

Câu 3: Hành động nào sau đây góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Buôn bán động vật hoang dã.
  • B. Thả túi nilon xuống sông, suối.
  • C. Vứt rác trên sông, suối.
  • D. Sử dụng các tài nguyên hợp lý.

Câu 4: Hành động nào sau đây thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên?

  • A. Tái chế vỏ chai đã qua sử dụng làm chậu trồng hoa.
  • B. Phân loại rác trước khi đem vứt.
  • C. Tham gia chương trình tình nguyện để vệ sinh tượng đài ở địa phương.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Hành động nào sau đây góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Vứt rác bừa bãi.
  • B. Chặt phá rừng trái phép.
  • C. Sử dụng tài nguyên hợp lý.
  • D. Săn bắt động vật hoang dã ở rừng.

Câu 6: Đâu là hành vi, việc làm bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã?

  • A. Chặt phá rừng.
  • B. Thành lập các trung tâm cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã.
  • C. Khai thác kiệt những giống cây quý.
  • D. Xả rác bừa bãi.

Câu 7: Đâu là biện pháp bảo vệ thế giới động vật, thực vật?

  • A. Tham gia trồng cây phủ xanh đất trồng.
  • B. Sử dụng bẫy hoặc lưới bắt động vật.
  • C. Khai thác, sử dụng tài nguyên không hợp lí.
  • D. Đốt rừng.

Câu 8: Vì sao sử dụng nhiều phân bón hóa học, phun thuốc diệt côn trùng để nâng cao năng suất trồng trọt gây hại cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Gây hại do sử dụng phân bón hóa học, thuốc diệt côn trùng ảnh hưởng đến nguồn đất, nguồn nước, ô nhiễm không khí,…
  • B. Gây hại vì tác động rất tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường tự nhiên theo dọc dòng sông.
  • C. Gây hại vì giết thú rừng, ảnh hưởng đa dạng sinh học.
  • D. Gây hại đến ô nhiễm không khí.

Câu 9: Đâu là việc không nên làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Không xả rác xuống bãi biển.
  • B. Khai thác tài nguyên thiên nhiên đúng quy định.
  • C. Tham gia các hoạt động cải tạo rừng.
  • D. Không phân loại rác trước khi đem vứt.

Câu 10: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện trách nhiệm chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Tuân thủ quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  • B. Không báo cho người có trách nhiệm khi thấy hành vi làm tổn hại đến cảnh quan.
  • C. Thực hiện các hành động cụ thể giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
  • D. Thể hiện thái độ không đồng tình khi thấy hành vi gây tổn hại đến cảnh quan.

Câu 11: Hành động nào sau đây là sai, gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên?

  • A. Tổ chức tuyên truyền tại các trường học về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
  • B. Tham gia cải tạo vường trường.
  • C. Săn bắt động vật quý hiếm.
  • D. Vận động thu gom giấy vụn, vỏ chai lọ để tái chế.

Câu 12: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Môi trường và tài nguyên có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống.
  • B. Bảo vệ môi trường và tài nguyên là trách nhiệm riêng của nhà nước.
  • C. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ chính chúng ta.
  • D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
  • B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.
  • C. Là yếu tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
  • D. Là điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại, phát triển của con người.

Câu 14: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm riêng của các cơ quan nhà nước.
  • B. Tài nguyên thiên nhiên là vô tận nên không cần thiết phải tiết kiệm.
  • C. Bảo vệ môi trường là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cá nhân.
  • D. Chỉ người lớn mới cần quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Câu 15: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: 

Trên đường đi học về, P và Q phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. P rủ Q đi báo công an xã, nhưng Q từ chối vì nói rằng: “Thôi, đừng báo công an, đây không phải là việc của chúng mình, nếu bị phát hiện, họ sẽ trả thù chúng mình đó”.

Nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Bí mật dùng điện thoại chụp ảnh lại hành vi vi phạm rồi báo công an.
  • B. Nghe theo lời khuyên của Q để tránh liên lụy đến bản thân và gia đình.
  • C. Phê bình gay gắt Q, rồi chạy tới mắng chủ chiếc xe ô tô vì thiếu ý thức.
  • D. Báo công an và  nghỉ chơi với Q vì Q thiếu ý thức bảo vệ môi trường.

Câu 16: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?

  • A. Tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Thiên nhiên.
  • C. Tự nhiên.
  • D. Môi trường.

Câu 17: Bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên nhằm mục đích

  • A. khai thác tài nguyên thiên nhiên.
  • B. duy trì, bảo vệ sự đa dạng phong phú của cảnh quan thiên nhiên.
  • C. phát triển quê hương, đất nước.
  • D. bảo vệ môi trường.

Câu 18: Học sinh thực hiện bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên nhằm mục đích

  • A. khai thác các tài nguyên thiên nhiên.
  • B. tham quan các cảnh quan thiên nhiên.
  • C. góp phần làm cho phong cảnh ngày càng tươi đẹp và môi trường sống xanh – sạch – đẹp.
  • D. mang lại lợi ích cho con người.

Câu 19: Chủ đề sự kiện Giờ Trái Đất 2024 là gì?

  • A. Kiến tạo tương lai, bây giờ hoặc không bao giờ.
  • B. Tiết kiệm điện – thành thói quen.
  • C. Lên tiếng vì thiên nhiên.
  • D. Giảm dấu chân Carbon – hướng tới Net Zero.

Câu 20: Chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm 2024 là gì?

  • A. Phục hồi hệ sinh thái.
  • B. Chỉ một trái đất.
  • C. Giải pháp cho ô nhiễm nhựa.
  • D. Phục hồi đất, sa mạc hóa và chống chịu hạn hán.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác