Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Mặt hàng là nhiên liệu xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay là gì?

  • A. Dầu thô.
  • B. Than nâu.
  • C. Khí đốt.
  • D. Than đá.

Câu 2: Sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm có tác dụng gì?

  • A. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
  • B. Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
  • C. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước
  • D. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 3: Ngành công nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất ở nước ta hiện nay là 

  • A. điện tử - tin học.
  • B. sản xuất hàng tiêu dùng.
  • C. dầu khí.
  • D. chế biến lương thực thực phẩm

Câu 4: Thủy điện ở nước ta phát triển mạnh nhờ vào điều nào sau đây?

  • A. Khí hậu có một mùa mưa nhiều trong năm.
  • B. Mật độ sông ngòi dày đặc.
  • C. Tài nguyên nước dồi dào.
  • D. Thủy năng của sông suối lớn

Câu 5: Nhà máy thủy điện Sơn La nằm trên sông 

  • A. Đà.
  • B. Lô.
  • C. Chảy.
  • D. Hồng.

Câu 6: Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta không bao gồm chế biến

  • A. gỗ.
  • B. sản phẩm chăn nuôi.
  • C. thủy sản.
  • D. sản phẩm trồng trọt.

Câu 7: Ngành công nghiệp nào của nước ta phân bố rộng khắp cả nước ?

  • A. Hóa chất.
  • B. Cơ khí - điện tử.
  • C. Chế biến lương thực thực phẩm.
  • D. Điện.

Câu 8: Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là 

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 9: Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất nước ta là 

  • A. thành phố Hồ Chí Minh.
  • B. Biên Hòa.
  • C. Hà Nội.
  • D. Đà Nẵng.

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm ?

  • A. Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp.
  • B. Phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.
  • D. Phân bố rộng khắp trên hầu hết các tỉnh nước ta.

Câu 11: Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm ?

  • A. Sản xuất vật liệu xây dựng.
  • B. Khai thác nhiên liệu.
  • C. Cơ khí, điện tử.
  • D. Luyện kim.

Câu 12: Đâu là nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất nước ta?

  • A. Phả Lại.
  • B. Phú Mỹ.
  • C. Uông Bí.
  • D. Vĩnh Tân.

Câu 13: Nước mắm là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến

  • A. thực phẩm đông lạnh.
  • B. sản phẩm trồng trọt.
  • C. sản phẩm chăn nuôi.
  • D. thủy sản.

Câu 14: Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu?

  • A. Khai thác dầu mỏ.
  • B. Khai thác than.
  • C. Khai thác khí đốt.
  • D. Thủy điện.

Câu 15: Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta chủ yếu dựa trên thế mạnh về

  • A. lao động và vị trí địa lí.
  • B. tài nguyên thiên nhiên và lao động.
  • C. thị trường và tài nguyên thiên nhiên.
  • D. lao động và thị trường.

Câu 14: Các mỏ dầu khí của nước ta hiện nay được phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía

  • A. Nam.
  • B. Tây Bắc. 
  • C. Tây.
  • D. Bắc.

Câu 15: Khoáng sản kim loại được dùng làm nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp

  • A. hóa chất.
  • B. luyện kim.
  • C. năng lượng.
  • D. dệt may.

Câu 16: Công nghiệp dệt may phát triển dựa trên ưu thế chủ yếu là

  • A. nguồn nguyên liệu tại chỗ.
  • B. nguồn lao động giá rẻ.
  • C. cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
  • D. nguồn vốn đầu tư lớn.

Câu 17: Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất nước ta chạy bằng khí là

  • A. Cà Mau.
  • B. Trà Nóc.
  • C. Phú Mỹ.
  • D. Thủ Đức

Câu 18: Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất nước ta là

  • A. Phả Lại.
  • B. Uông Bí.
  • C. Na Dương.
  • D. Ninh Bình.

Câu 19: Các nhà máy thủy điện lớn ở nước ta hiện nay là :

  • A. Cần Đơn, Tuyên Quang, Thác Mơ.
  • B. Hòa Bình, Y-a-li, Trị An.
  • C. Trị An, Thác Bà, Đa Nhim.
  • D. Sơn La, Thác Bà, Đa Nhim.

Câu 20: Các trung tâm dệt may lớn nhất nước ta là :

  • A. Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Huế, Hải Phòng.
  • B. Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Nguyên, Hà Nội.
  • C. Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nam Định.
  • D. Đà Nẵng, Biên Hòa, Hà Nội, Cần Thơ.

Câu 21: Nơi tập trung nhiều nhất các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của nước ta là 

  • A. Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
  • B. Huế, Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Nam Định.
  • C. Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Tp Hồ Chí Minh.
  • D. Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng.

Câu 22: Đặc điểm nào dưới đây không nói lên cơ cấu đa dạng của công nghiệp nước ta :

  • A. Có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp.
  • B. Đã hình thành được một số ngành công nghiệp trọng điểm.
  • C. Có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.
  • D. Gồm các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 23: Thị trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp, không phải vì :

  • A. Nước ta có số dân đông.
  • B. Nhu cầu sản xuất công nghiệp của người dân ngày càng lớn.
  • C. Lao động có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
  • D. Thị hiếu tiêu dùng của người dân có nhiều thay đổi.

Câu 24: Hiện nay điều kiện ít hấp dẫn nhất đối với sự đầu tư nước ngoài vào công nghiệp nước ta là gì?

  • A. Thị trường.
  • B. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng.
  • C. Dân cư và lao động.
  • D.Chính sách phát triển công nghiệp.

Câu 25: Công nghiệp khai thác than ở nước ta phân bố chủ yếu ở vùng than ..............................

  • A. Nam Định
  • B. Phú Yên
  • C. Quảng Ninh

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác