Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 11 Chân trời bài 22: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư và xã hội Nhật Bản (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 bài 22: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư và xã hội Nhật Bản (P2) - sách Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Diện tích của Nhật Bản là? 

  • A. gần 368,0 nghìn km2.
  • B. gần 378,0 nghìn km2.
  • C. gần 388,0 nghìn km2.
  • D. gần 398,0 nghin km2.

Câu 2: Nhật Bản nằm ở phía nào của châu Á?

  • A. Phía nam.   
  • B. Phía tây.
  • C. Phía đông.
  • D. Phía bắc. 

Câu 3: Đảo nào dưới đây nằm ở phía Nam của Nhật Bản?

  • A. Kiu-xiu.
  • B. Xi-cô-cư.
  • C. Hôn-su..     
  • D. Hô-cai-đô.

Câu 4: Phía đông và phía nam của Nhật Bản giáp đại dương nào sau đây?

  • A. Bắc Băng Dương.   
  • B. Ấn Độ Dương.      
  • C. Đại Tây Dương.   
  • D. Thái Bình Dương.      

Câu 5: Loại địa hình chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ của Nhật Bản là?

  • A. Đồng bằng.  
  • B. Cao nguyên.      
  • C. Sơn nguyên.   
  • D. Đồi núi.      

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?

  • A. Có sự khác nhau theo mùa.
  • B. Phía nam có khí hậu ôn đới.
  • C. Lượng mưa tương đối cao.
  • D. Thay đổi từ bắc xuống nam.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về khí hậu của Nhật Bản?

  • A. Khí hậu phân hóa từ tây sang đông. 
  • B. Phía bắc có khí hậu cận nhiệt đới, mùa hạ nóng, mùa đông ít lạnh, thường có mưa và bão.      
  • C. Phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nằm trong đới khí hậu ôn đới, mang tính chất gió mùa, có lượng mưa lớn. 
  • D. Phía nam có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, khá khắc nghiệt, tuyết rơi nhiều, mùa hạ ấm áp.  

Câu 8: Mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu ở

  • A. Phía bắc Nhật Bản.   
  • B. Phía nam Nhật Bản. 
  • C. Phía đông Nhật Bản.  
  • D.  Phía tây Nhật Bản. 

Câu 9: Mùa đông kéo dài, khá khắc nghiệt, tuyết rơi nhiều, mùa hạ ấm áp là đặc điểm khí hậu của

  • A. trung tâm Nhật Bản.
  • B. ven biển Nhật Bản. 
  • C. phía nam Nhật Bản.
  • D. phía bắc Nhật Bản.

Câu 10: Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nổi bật nào dưới đây?

  • A. Chủ yếu là sông lớn.
  • B. Lưu lượng nước nhỏ. 
  • C. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt. 
  • D. Sông nhỏ, ngắn và dốc.

Câu 11: Đảo nào sau đây có diện tích tự nhiên lớn nhất ở Nhật Bản?

  • A. Hôn-su.
  • B. Kiu-xiu.
  • C. Xi-cô-cư.
  • D. Hô-cai-đô.

Câu 12: Các loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất ở Nhật Bản?

  • A. Sắt và mangan.
  • B. Bôxit và apatit.
  • C. Than đá và đồng.
  • D. Dầu mỏ và khí đốt.

Câu 13: Nguyên nhân nào khiến cho Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa và sóng thần?

  • A. Nằm trên vành đai động đất, núi lửa Địa Trung Hải - Thái Bình Dương.
  • B. Nằm trên vành đai sinh vật Địa Trung Hải - Thái Bình Dương.
  • C. Nằm trên vành đai sinh khoáng lớn Địa Trung Hải - Thái Bình Dương.
  • D. Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa và mưa lớn. 

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dân cư của Nhật Bản?

  • A. Mật độ dân số trung bình cao (338 người/km2 năm 2020). 
  • B. Nhật Bản là nước đông dân với 126,2 triệu người (năm 2020), đứng thứ 11 trên thế giới.    
  • C. Những năm gần đây, số dân của Nhật Bản đang có xu hướng tăng.   
  • D. Cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.  

Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về dân cư của Nhật Bản?

  • A. Nhật Bản có mức độ đô thị hoá cao, với 92% số dân sống trong các đô thị (năm 2020).
  • B. Về thành phần dân cư, người gốc Nhật Bản chỉ chiếm 48% số dân, còn lại là người dân tộc Hoa, Hàn, Nga, Mông Cổ và người nhập cư.
  • C. Mật độ dân số trung bình của Nhật Bản cao (338 người/km2 năm 2020), phân bố chủ yếu ở các thành phố và vùng đồng bằng ven biển.
  • D. Các thành phố lớn có mật độ dân số rất cao như Tokyo, Osaka, Nagoya, trong khi đảo Hokkaido có mật độ dân số chỉ khoảng 66 người/km2.

Câu 16: Câu nào sau đây không đúng về văn hoá Nhật Bản?

  • A. Những nét văn hoá tiêu biểu là những tài nguyên có giá trị trong phát triển du lịch của Nhật Bản.
  • B. Nhật Bản có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên khắp đất nước.
  • C. Nhật Bản có nền văn hoá hiện đại, trẻ trung, hội tụ tinh hoa của thế giới.
  • D. Những nét văn hoá truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản như trà đạo, thư pháp, đấu vật Sumo, trang phục truyền thống Kimono, ẩm thực,....  

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng về xã hội Nhật Bản?

  • A. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp, tuổi thọ trung bình của người Nhật thuộc loại cao nhất thế giới (84 tuổi năm 2020).
  • B. Người Nhật Bản có đặc điểm chăm chỉ, có tinh thần tập thể, ý thức tự giác và kỉ luật trong công việc.
  • C. Nhật Bản là một trong những nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới, tỉ lệ người biết chữ xấp xỉ 100%, khoảng 50% số học sinh phổ thông tiếp tục học lên bậc Đại học, người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
  • D. Người dân Nhật Bản có mức sống cao, GNI/người khoảng hơn 140 000 USD/năm (năm 2020), HDI thuộc nhóm rất cao (9.89 năm 2020), hệ thống y tế rất phát triển, thực hiện chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc đối với mọi người dân.

Câu 18: Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm dân số Nhật Bản?

  • A. Đông dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
  • B. Đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất thấp.
  • C. Cơ cấu dân số trẻ, tuổi thọ trung bình tăng lên.
  • D. Dân số trung bình và mật độ dân số khá thấp.

Câu 19: Câu nào sau đây không đúng về tài nguyên sinh vật ở Nhật Bản?

  • A. Phong cảnh tự nhiên đa dạng và tài nguyên sinh vật phong phú đã tạo thuận lợi cho quốc gia này phát triển ngành du lịch.
  • B. Nhật Bản có diện tích rừng bao phủ lớn với tỉ lệ che phủ rừng đạt 68,4% (năm 2020).
  • C. Rừng nhiệt đới tập trung ở vùng phía bắc còn rừng lá kim tập trung ở vùng phía nam.
  • D. Tài nguyên rừng lớn là điều kiện để Nhật Bản phát triển ngành lâm nghiệp.

Câu 20: Câu nào sau đây không đúng về địa hình của Nhật Bản?

  • A. Đồng bằng nhỏ, hẹp phân bố tập trung ở ven bờ Thái Bình Dương, trong đó lớn nhất là đồng bằng Kanto nằm trên đảo Hokkaido.
  • B. Một số dãy núi cao tập trung ở vùng trung tâm của đảo Honshu
  • C. Do nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên Nhật Bản thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động động đất, núi lửa,...
  • D. Nhìn chung, địa hình của Nhật Bản tạo thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch nhưng cũng gây khó khăn trong giao thông vận tải.

Câu 21: Biển của Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  • A. Nước biển ấm, nhiều đảo.
  • B. Diện tích biển lớn, thiên tai.
  • C. Nền nhiệt độ cao, biển ấm.
  • D. Có các ngư trường rộng lớn.

Câu 22: Đâu không phải là nét văn hóa truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản?

  • A. Thư pháp. 
  • B. Múa rối nước.
  • C. Trà đạo. 
  • D. Đấu vật Su – mô. 

Câu 23: Câu nào sau đây không đúng về sông ngòi của Nhật Bản?

  • A. Hầu hết các sông chảy theo hướng đông bắc – tây nam, có lưu lượng nước nhỏ, dòng chảy chậm.
  • B. Sông ngòi ở Nhật Bản tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, du lịch và thuỷ điện, ít có giá trị trong giao thông và nguy cơ xảy ra lũ lụt vào mùa mưa.
  • C. Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi chủ yếu từ nước mưa và tuyết tan.
  • D. Mạng lưới sông ngòi của Nhật Bản khá dày đặc, nhưng do diện tích các đảo nhỏ và địa hình núi nên các sông thường nhỏ, ngắn và dốc.

Câu 24: Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là

  • A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
  • B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
  • C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.
  • D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.

Câu 25: Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

  • A. nghèo khoáng sản.
  • B. khí hậu phân hóa.
  • C. đường bờ biển dài.
  • D. nhiều đảo lớn, nhỏ.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác