Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà Kết nối Bài 7: Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 7: Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhiệm vụ nào dưới đây không phải là nhiệm vụ chủ yếu của kĩ thuật viên kĩ thuật điện liên quan quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà? 

  • A. Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ nối dây, thông số kĩ thuật để xác định trình tự và phương pháp hoạt động. 
  • B. Lắp ráp, lắp đặt, thử nghiệm, hiệu chỉnh, sửa đổi và sửa chữa các thiết bị điện và lắp đặt để phù hợp với các quy định và yêu cầu an toàn.
  • C. Thiết kế và chuẩn bị kế hoạch chi tiết lắp đặt điện và mạch điện theo các thông số kĩ thuật đã cho.
  • D. Lập kế hoạch phương án lắp đặt, kiểm tra các cài đặt đã hoàn thành về an toàn và kiểm soát hoặc thực hiện vận hành ban đầu các thiết bị hoặc mạng điện mới. 

Câu 2: Kĩ thuật viên kĩ thuật điện là gì? 

  • A. Là người xác định phương pháp bảo trì và sửa chữa các mạng điện và thiết bị điện dân dụng.
  • B. Là người thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu và thiết kế, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện. 
  • C. Là người thực hiện lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện, thiết bị điện. 
  • D. Là người tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện.

Câu 3: Cho các nhiệm vụ chủ yếu của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà: 

(1) Xác định phương pháp bảo trì và sửa chữa các mạng điện và thiết bị điện dân dụng.

(2) Lập kế hoạch phương án lắp đặt, kiểm tra các cài đặt đã hoàn thành về an toàn và kiểm soát hoặc thực hiện vận hành ban đầu các thiết bị hoặc mạng điện mới.

(3) Lập kế hoạch bố trí và lắp đặt hệ thống dây điện, thiết bị và phụ tùng điện dựa trên thông số kĩ thuật và các tiêu chuẩn liên quan.

(4) Tư vấn, thiết kế hệ thống cho thiết bị điện gia dụng.

(5) Thiết kế và chuẩn bị kế hoạch chi tiết lắp đặt điện và mạch điện theo các thông số kĩ thuật đã cho.

Có mấy nhiệm vụ chủ yếu của thợ điện trong các nhiệm vụ trên? 

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3. 
  • D. 4. 

Câu 4: Bước nào dưới đây là bước đầu tiên cần thực hiện khi đánh giá khả năng, sở thích của bản thân có phù hợp với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà? 

  • A. Tự đánh giá khả năng của bản thân xem có phù hợp với đặc điểm người lao động làm trong ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà. 
  • B. Tìm hiểu vai trò, vị trí của ngành nghề; tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà đối với người lao động. 
  • C. Tự đánh giá sở thích của bản thân xem có phù hợp với đặc điểm người lao động làm trong ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà. 
  • D. Tự đánh giá sở thích của bản thân xem có phù hợp với yêu cầu đối với người lao động làm trong ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà. 

Câu 5: Đáp án nào dưới đây không phải là đối tượng lao động của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà? 

  • A. Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà.
  • B. Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình. 
  • C. Dụng cụ đo điện cơ bản.
  • D. Mạng điện được lắp đặt trong nhà. 

Câu 6: Khi thiết kế hệ thống điện cho một nhà máy sản xuất, vấn đề nào dưới đây mà kỹ sư điện cần phải cân nhắc nhất? 

  • A. Chọn các thiết bị và vật liệu điện phù hợp với môi trường làm việc. 
  • B. Đảm bảo tính ổn định và tin cậy của nguồn cung cấp điện.
  • C. Xác định kích thước đúng cho dây dẫn và bảo vệ khi quá tải.
  • D. Lựa chọn phương pháp đóng cắt điện phù hợp để đảm bảo an toàn cho hệ thống. 

Câu 7: Đáp án nào dưới đây là sản phẩm lao động nào dưới đây của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà? 

  • A. Bản thiết kế sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạng điện.
  • B. Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp.
  • C. Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.
  • D. Dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà. 

Câu 8: Cho các nhiệm vụ chủ yếu của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà:

(1) Lập kế hoạch phương án lắp đặt, kiểm tra các cài đặt đã hoàn thành về an toàn và kiểm soát hoặc thực hiện vận hành ban đầu các thiết bị hoặc mạng điện mới. 

(2) Kiểm tra hệ thống điện, thiết bị và linh kiện để xác định mối nguy hiểm, lỗi và sự cần thiết phải điều chỉnh hoặc sửa chữa.

(3) Thiết kế và chuẩn bị kế hoạch chi tiết lắp đặt điện và mạch điện theo các thông số kĩ thuật đã cho.

(4) Chỉ định lắp đặt và ứng dụng điện trong các tòa nhà và các công trình khác. 

(5) Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ nối dây, thông số kĩ thuật để xác định trình tự và phương pháp hoạt động. 

Có mấy nhiệm vụ không phải là nhiệm vụ chính của kĩ thuật viên kĩ thuật điện? 

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 9: Thợ điện là gì? 

  • A. Là người thực hiện lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện, thiết bị điện. 
  • B. Là người tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện.
  • C. Là người thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu và thiết kế, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện. 
  • D. Là người thiết kế và chuẩn bị kế hoạch chi tiết lắp đặt điện và mạch điện theo các thông số kĩ thuật đã cho. 

Câu 10: Nghề kĩ sư điện có yêu cầu như thế nào về trình độ chuyên môn? 

  • A. Trình độ chuyên môn nhất định tương đương trình độ sơ cấp. 
  • B. Trình độ chuyên môn cao tương ứng với trình độ đại học. 
  • C. Trình độ chuyên môn bậc trung tương ứng với trình độ trung cấp.
  • D. Trình độ chuyên môn bậc trung tương ứng với trình độ cao đẳng. 

Câu 11: Kĩ sư điện là gì? 

  • A. Là người thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu và thiết kế, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện. 
  • B. Là người thực hiện lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện, thiết bị điện. 
  • C. Là người tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện.
  • D. Là người kiểm tra hệ thống điện, thiết bị và linh kiện để xác định mối nguy hiểm, lỗi. 

Câu 12: Nhiệm vụ nào dưới đây không phải là nhiệm vụ chính của kĩ sư điện? 

  • A. Chỉ định lắp đặt và ứng dụng điện trong các tòa nhà và các công trình khác.
  • B. Xác định phương pháp bảo trì và sửa chữa các mạng điện và thiết bị điện dân dụng.
  • C. Thiết lập các tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát để giám sát hiệu suất và an toàn của các hệ thống, động cơ, thiết bị phát và phân phối điện.
  • D. Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ nối dây, thông số kĩ thuật để xác định trình tự và phương pháp hoạt động. 

Câu 13: Đáp án nào dưới đây là sản phẩm lao động nào dưới đây của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà? 

  • A. Các loại đồ dùng điện.
  • B. Dụng cụ đo điện cơ bản. 
  • C. Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.
  • D. Mạng điện được lắp đặt trong nhà. 

Câu 14: Cho các yêu cầu về năng lực đối với người lao động của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà: 

(1) Có kĩ năng lắp đặt và sửa chữa để khắc phục các sự số đơn giản trong hệ thống điện.

(2) Có trình độ chuyên môn cao tương ứng với trình độ đại học.

(3) Có khả năng thiết kế và quản lí các hệ thống điện phức tạp. Sử dụng thành thạo một số phần mềm thiết kế và mô phỏng mạch điện. 

(4) Có kiến thức chuyên môn nhất định tương đương trình độ sơ cấp.

Trong các yêu cầu về năng lực trên, những yêu cầu nào phù hợp với thợ điện? 

  • A. (1) và (3).
  • B. (2) và (3).
  • C. (1) và (4). 
  • D. (2) và (4). 

Câu 15: Đáp án nào dưới đây không phải là đối tượng lao động của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà? 

  • A. Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp.
  • B. Các loại đồ dùng điện.
  • C. Bản thiết kế sơ đồ lắp đặt mạng điện.
  • D. Dụng cụ đo điện cơ bản. 

Câu 16: Nghề thợ điện có yêu cầu như thế nào về trình độ chuyên môn? 

  • A. Trình độ chuyên môn cao tương ứng với trình độ đại học. 
  • B. Trình độ chuyên môn nhất định tương đương trình độ sơ cấp.
  • C. Trình độ chuyên môn bậc trung tương ứng với trình độ cao đẳng.
  • D. Trình độ chuyên môn bậc trung tương ứng với trình độ trung cấp.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác