Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà Kết nối Bài 7: Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 7: Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Kể tên được một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

- Nắm được một số thông tin chính về ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà.

- Trình bày được đặc điểm chung của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

- Nêu được yêu cầu đối với người lao động của ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà.

- Vận dụng những kiến thức đã học về một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà nhằm đánh giá sự phù hợp của bản thân mình để có định hướng học tập tốt đáp ứng nhu cầu của ngành nghề đó.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. Giới thiệu một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà

1. Kĩ sư điện

Kĩ sư điện là người tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện.

Nhiệm vụ chủ yếu của kĩ sư điện liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà gồm: 

– Tư vấn, thiết kế hệ thống cho thiết bị điện gia dụng.

– Chỉ định lắp đặt và ứng dụng điện trong các toà nhà và các công trình khác.

- Thiết lập các tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát để giám sát hiệu suất và an toàn của các hệ thống, động cơ, thiết bị phát và phân phối điện.

– Xác định phương pháp bảo trì và sửa chữa các mạng điện và thiết bị điện dân dụng.

2. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện

Kĩ thuật viên kĩ thuật điện là người thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu và thiết kế, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện.

Nhiệm vụ chủ yếu của kĩ thuật viên kĩ thuật điện liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà gồm:

- Thiết kế và chuẩn bị kế hoạch chi tiết lắp đặt điện và mạch điện theo các thông số kĩ thuật đã cho

– Lập kế hoạch phương án lắp đặt, kiểm tra các cài đặt đã hoàn thành về an toàn và kiểm soát hoặc thực hiện vận hành ban đầu các thiết bị hoặc mạng điện mới.

- Lắp ráp, lắp đặt, thử nghiệm, hiệu chỉnh, sửa đổi và sửa chữa các thiết bị điện và lắp đặt để phù hợp với các quy định và yêu cầu an toàn.

3. Thợ điện

Thợ điện là người thực hiện lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện, thiết bị điện.

Nhiệm vụ chủ yếu của thợ điện liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà gồm:

– Lắp đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện và thiết bị liên quan trọng mạng điện trong nhà.

– Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ nối dây, thông số kĩ thuật để xác định trình tự và phương pháp hoạt động.

- Lập kế hoạch bố trí và lắp đặt hệ thống dây điện, thiết bị và phụ tùng điện dựa trên thông số kĩ thuật và các tiêu chuẩn liên quan.

Kiểm tra hệ thống điện, thiết bị và linh kiện để xác định mối nguy hiểm, lỗi và sự cần thiết phải điều chỉnh hoặc sửa chữa

II. Đặc điểm chung một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà

1. Sản phẩm lao động

Một số sản phẩm lao động của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà:

- Bản thiết kế sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạng điện.

- Mạng điện được lắp đặt trong nhà.

2. Đối tượng lao động

Đối tượng lao động của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng diện trong nhà gồm:

Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.

Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp.

- Dụng cụ đo điện cơ bản.

- Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà.

– Các loại đồ dùng điện.

3. Điều kiện làm việc

Người làm nghề điện dân dụng thường xuyên phải làm việc trong nhà, ngoài trời và có nguy cơ mất an toàn về diện.

III. Yêu cầu đối với người lao động của ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà

Người lao động liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà cần đáp ứng một số yêu cầu về phẩm chất và năng lực như sau:

- Về phẩm chất: cẩn thận, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; có ý thức rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc; có tinh thần hợp tác và ý thức tuân thủ quy trình kĩ thuật, công nghệ.

- Về năng lực: có kiến thức chuyên môn về an toàn điện, kĩ thuật điện; sử dụng thành thạo thiết bị đo lường điện; có kĩ năng lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống, thiết bị điện; có tư duy sáng tạo trong tư vấn, thiết kế mạng điện. Có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp.

Ngoài ra, mỗi ngành nghề cụ thể sẽ có thêm những yêu cầu riêng tuỳ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề đó.

IV. Đánh giá khả năng, sở thích của bản thân có phù hợp với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà

Đánh giá khả năng, sở thích của bản thân có phù hợp với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà, thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Tìm hiểu vai trò, vị trí của ngành nghề, tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà đối với người lao động. 

- Bước 2: Tự đánh giá khả năng, sở thích của bản thân xem có phù hợp với đặc điểm và yêu cầu đối với người lao động làm trong ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà thông qua bảng tiêu chí gợi ý (Bảng 7.1).


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà KNTT Bài 7: Một số ngành nghề liên quan, kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 7: Một số ngành nghề liên quan, Ôn tập Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 7: Một số ngành nghề liên quan

Bình luận

Giải bài tập những môn khác