Tóm tắt kiến thức quốc phòng an ninh 11 cánh diều bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm quốc phòng an ninh 11 cánh diều bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÍ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ

1. Một số khái niệm

2. Một số nguyên tắc quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

3. Trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

4. Tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

- Phiếu học tập 7.1

Lớp …..                                                                                            Nhóm …..

Phiếu học tập 7.1 

1. Đọc và trả lời các câu hỏi Khám phá 1, 2, 3, 4 và thông tin mục I/1, 2, 3, 4 (trang 48, 49, 50, 51 SGK).

2. Hoàn thành lược đồ tư duy một số nội dung cơ bản của pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:

2. Hoàn thành lược đồ tư duy một số nội dung cơ bản của pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:

  • Chủ đề trung tâm: Một số nội dung cơ bản
  • Bốn nhánh chính: Một số khái niệm; Một số nguyên tắc; Trang bị, sử dụng; Tiếp nhận, thu gom
  • Các nhánh phụ nối với từng nhánh chính (Học sinh xác định và ghi tóm tắt nội dung)

- Kết quả trả lời phiếu học tập 7.1

Lớp…..                                                                                             Nhóm …..

 Phiếu học tập 7.1

1. Đọc và trả lời các câu hỏi Khám phá 1, 2, 3, 4:

Câu 1: Vũ khí là gì?

Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người, phá huỷ kết cấu vật chất.

Câu 2: Thế nào là vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?

  • Vũ khí quân dụng bao gồm hai nhóm:
    • Nhóm 1 là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kĩ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp.
    • Nhóm 2 là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kĩ thuật, thiết kế, sản xuất không hợp pháp.
  • Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn.
  • Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lí hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp.
  • Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng, để luyện tập, thi đấu thể thao.
  • Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hoá học nhanh, mạnh, toả nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ.
  • Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.

Câu 3: Việc quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải tuân thủ nguyên tắc nào?

  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
  • Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật.
  • Người quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.
  • Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định.
  • Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.
  • Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lí hoặc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Việc trang bị, sử dụng và tiếp nhận, thu gom vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào?

* Trang bị, sử dụng:

  • Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, bao gồm: Lực lượng vũ trang nhân dân, Cảnh sát biển và một số lực lượng khác theo quy định của pháp luật.
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lí.
  • Chỉ các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ.
  • Phải tuân thủ quy định của pháp luật, chỉ sử dụng trong những trường hợp pháp luật quy định.

* Tiếp nhận, thu gom:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trình báo, khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan công an hoặc uỷ ban nhân dân, cơ quan quân sự nơi gần nhất.
  • Việc tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được tiến hành thường xuyên và thông qua các đợt vận động.

Câu 5: Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

  • Cá nhân không được sở hữu vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
  • Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết đề lắp ráp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
  • Giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
  • Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
  • Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê,…
  • Che giấu, không tố giác, giúp người khác có hành vi vi phạm.
  • Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

2. Sơ đồ một số nội dung cơ bản của pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:

2. Sơ đồ một số nội dung cơ bản của pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:

II. HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG QUẢN LÍ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ

III. XỬ LÍ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÍ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ

- Phiếu học tập 7.2 

Lớp…..                                                                                             Nhóm …..

Phiếu học tập 7.2

1. Đọc và trả lời các câu hỏi Khám phá 5, 6 và thông tin mục I/5,6 (trang 51, 52 SGK).

2. Hoàn thành lược đồ tư duy phòng, chống vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:

2. Hoàn thành lược đồ tư duy phòng, chống vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:

  • Chủ đề trung tâm: Phòng, chống vi phạm pháp luật
  • Các nhánh chính nối với chủ đề trung tâm: Hành vi bị nghiêm cấm; Xử phạt vi phạm hành chính; Truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Các nhánh phụ nối với từng nhánh chính (Học sinh xác định và ghi tóm tắt nội dung)

- Kết quả trả lời phiếu học tập 7.2

Lớp…..                                                                                             Nhóm …..

Phiếu học tập 7.2

1. Đọc và trả lời các câu hỏi Khám phá 5, 6 và thông tin mục I/5,6 (trang 51, 52 SGK).

2. Lược đồ tư duy phòng, chống vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:

2. Lược đồ tư duy phòng, chống vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:

IV. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÍ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ

1. Trách nhiệm của công dân

  • Tích cực, chủ động tìm hiểu để nắm vững các quy định của pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
  • Phát hiện, tố giác, kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng. vận chuyển, mua, bán, đào bởi, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép.
  • Tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
  • Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của học sinh

  • Tích cực, chủ động thực hiện trách nhiệm của công dân về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
  • Tham gia học tập đầy đủ các nội dung giáo dục pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
  • Gương mẫu thực hiện và tham gia tuyên truyền pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do nhà trường, cộng đồng tổ chức.
  • Phát hiện, tố giác, ngăn chặn người thân, bạn bè và những người xung quanh vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức quốc phòng an ninh 11 CD bài 7 Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, kiến thức trọng tâm quốc phòng an ninh 11 cánh diều bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, Ôn tập quốc phòng an ninh 11 cánh diều bài Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác