Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Quốc phòng an ninh 11 cánh diều giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 11 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân?

  • A. Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
  • B. Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
  • C. Dân quân tự vệ và bộ đội chủ lực.
  • D. Quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Câu 2: Hoạt động phòng không nhân dân không bao gồm lực lượng chuyên môn nào sau đây?

  • A. Lực lượng trinh sát.
  • B. Lực lượng ngụy trang.
  • C. Lực lượng đánh địch.
  • D. Lực lượng công an.

Câu 3: Khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam, kẻ địch không tập trung tiến đánh mục tiêu nào sau đây?

  • A. Các sở chỉ huy tác chiến chiến lược, chiến dịch.
  • B. Những địa phương vùng sâu, vùng xa, thưa thớt dân cư.
  • C. Các đầu mối giao thông, kho tàng, cơ sở hậu cần, kĩ thuật.
  • D. Trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Câu 4: Kẻ địch không thực hiện thủ đoạn nào sau đây khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam?

  • A. Tiến hành đánh phá đồng loạt, liên tục, ác liệt và chỉ diễn ra trong đêm tối.
  • B. Phối hợp với chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lí và các hoạt động khác.
  • C. Tăng cường hoạt động tình báo, trinh sát, nắm chắc các mục tiêu định tiến công.
  • D. Tiến công từ nhiều hướng, từ xa; giành và giữ quyền làm chủ trên không, trên biển.

Câu 5: Trong thời bình, Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân không được thành lập ở cấp nào sau đây?

  • A. Quân khu.
  • B. Tỉnh.
  • C. Huyện.
  • D. Xã, thôn.

Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “……. là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh”.

  • A. Địa bàn phòng không nhân dân.
  • B. Thế trận phòng không nhân dân.
  • C. Lực lượng phòng không nhân dân.
  • D. Phòng không nhân dân.

Câu 7: “Tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng. bố trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không. phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Địa bàn phòng không nhân dân.
  • B. Thế trận phòng không nhân dân.
  • C. Lực lượng phòng không nhân dân.
  • D. Hoạt động phòng không nhân dân.

Câu 8: So với thuốc nổ TNT, thuốc nổ C4 có điểm gì khác biệt?

  • A. Gây nổ bằng kíp số 6 trở lên.
  • B. Vị đắng, khó tan trong nước.
  • C. Dạng tinh thể rắn, màu vàng nhạt.
  • D. Màu trắng đục, vị hơi ngọt.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về tính năng của thuốc nổ TNT?

  • A. Cháy trong không khí không nổ.
  • B. Dẻo, màu trắng đục, dễ nhào nặn.
  • C. Có dạng tinh thể rắn, màu vàng nhạt.
  • D. Vị đắng, khó tan trong nước, khói độc.

Câu 10: “Những vật thể, phương tiện do con người làm ra hoặc cải tạo để làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và gây thiệt hại cho đối phương” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Vật cản.
  • B. Thuốc nổ.
  • C. Súng bộ binh.
  • D. Vũ khí tự tạo.

Câu 11: Đối tượng nào dưới đây là vật cản tự nhiên?

  • A. Thủy lôi.
  • B. Đầm lầy.
  • C. Mìn chống tăng.
  • D. Hàng rào thép gai.

Câu 12: Đối tượng nào dưới đây là vật cản không nổ?

  • A. Lượng nổ mạnh.
  • B. Mìn chống tăng.
  • C. Hàng rào thép gai.
  • D. Mìn chống bộ binh.

Câu 13: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về vũ khí tự tạo?

  • A. Có cấu tạo và nguyên lí hoạt động phức tạp.
  • B. Có khả năng sát thương và tiêu diệt sinh lực địch hiệu quả.
  • C. Dễ chế tạo bằng những phương pháp và phương tiện thủ công.
  • D. Có nhiều loại như: dao, mã tấu, giáo, mác, lao, kiếm, dao găm,…

Câu 14: Súng bộ binh là?

  • A. Là súng trang bị cho tập thể nhân dân cả nước
  • B. Là súng trang bị cho cá nhân người được chỉ định
  • C. Là súng trang bị cho cá nhân và phân đội bộ binh.
  • D. Là súng trang bị cho phân đội pháo binh và phân đội bộ binh.

Câu 15: Súng tiểu liên AK là?

  • A. Là loại súng nòng dài, tự động và bán tự động, bắn được liên thanh và phát một.
  • B. Là loại súng có cự li bắn từ 100 m đến 900 m trên thực địa.
  • C. Là loại súng có tầm bắn hiệu quả: 450m
  • D. Là loại súng có khối lượng: 4,8kg

Câu 16: Chủ thể nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Chị V tố cáo với cơ quan công an về hành vi tổ chức đánh bạc của ông P.
  • B. Anh K lợi dụng việc kinh doanh dịch vụ massage để môi giới mại dâm.
  • C. Bạn K vận chuyển giúp ông C 200g ma túy để nhận 1 triệu đồng tiền công.
  • D. Bà S tung tin mình được “thánh cho ăn lộc” để tổ chức hoạt động bói toán.

Câu 17: Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm

  • A. pháp luật hình sự.
  • B. pháp luật dân sự.
  • C. pháp luật lao động.
  • D. pháp luật tố tụng.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về khái niệm “tội phạm”?

  • A. Do pháp nhân thương mại thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý.
  • B. Do người mất năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý.
  • C. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
  • D. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý.

Câu 19: Tệ nạn cờ bạc là các hành vi

  • A. sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý, vi phạm pháp luật về ma tuý.
  • B. mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm.
  • C. tin vào những điều mơ hồ dẫn đến cuồng tín, hành động trái với chuẩn mực xã hội.
  • D. lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

Câu 20: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……….. là hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội”?

  • A. Tệ nạn xã hội.
  • B. Bạo lực gia đình.
  • C. Bạo lực học đường.
  • D. Tội phạm hình sự.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác