Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 chân trời bài 8: Ôn tập

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 8: Ôn tập. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. LÝ THUYẾT

1. Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim

  • Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim thuộc kiểu văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp các thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó.
  • Cấu trúc văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim thường gồm các phần sau:
    • Phần 1: Nêu một số thông tin về: tên cuốn sách, tác giả hoặc tên bộ phim, đạo diễn, diễn viên, người quay phim,…trình bày ấn tượng hoặc nêu nhận xét khái quát của người viết đối với cuốn sách/ bộ phim.
    • Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung cuốn sách/ bộ phim và trình bày nhận xét, đánh giá của người viết về giá trị của cuốn sách/ bộ phim.
    • Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách/ bộ phim và đề xuất/ khuyến khích mọi người nên đọc/xem.
  • Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim có thể có sa-pô (sapo), đoạn nằm ngay dưới nhan đề văn bản, nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và thu hút sự chú ý của người đọc. Loại văn bản này thường sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hình ảnh từ cuốn sách/ bộ phim được giới thiệu) để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả.

2. Thành phần biệt lập trong câu

Khái niệm: 

Thành phần biệt lập là thành phần phụ có tính độc lập với nòng cốt câu, không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Thành phần biệt lập gồm các loại sau:

a) Thành phần phụ chú

Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thường được tách biệt bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm.

Ví dụ:

Bên dưới con thác (và đây là cảnh tượng đáng kinh ngạc hơn cả), là một mớ những đường ống thủy tinh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vực vào lòng sông.

Phần in đậm trong ví dụ trên là thành phần phụ chú, được dùng để bổ sung thông tin cho khung cảnh “bên dưới con thác”.

b) Thành phần gọi – đáp: được dùng để gọi đáp, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

Ví dụ: Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tỉnh hẳn lên:

- Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi. Ôi, cô Gió thật là tốt quá! Bà cứ tỉnh cả người (Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên)

Trong ví dụ trên, “Đào ơi” được dùng để hô gọi, nhằm bắt đầu cuộc thoại.

c) Thành phần cảm thán: được dùng để diễn tả cảm xúc của người nói.

Ví dụ: Ôi, cô Gió thật là tốt quá! (Xuân Quỳnh, Cô Gió mất tên)

Trong câu trên, “ôi” biểu lộ cảm xúc (sự xúc động mạnh mẽ) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

d) Thành phần tình thái: được dùng để diễn tả thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Ví dụ: Tàu Nau-ti-lớt dường như đứng yên một chỗ, vì xung quanh chẳng thấy một điểm nào động đậy. (Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển)

Trong ví dụ trên, “dường như” biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt, dựa trên những gì người nói trực tiếp cảm nhận.

4. Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích.

5. Trình bày, giới thiệu về một cuốn sách

II. LUYỆN TẬP

Câu 1:

Phương diện tóm tắt

Chuyến du hành về tuổi thơ

“Mẹ vắng nhà” – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh

“Tốt-tô-chan bên cửa sổ”. Khi trẻ con lớn lên trong tình thương.

Mục đích viết

Gợi nhắc về những tình cảm kỉ niệm tuổi thơ

“Mẹ vắng nhà” là một bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh

Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích giáo dục và truyền tải những bài học

Nội dung chính

Nội dung chính của văn bản là nói về những điều diệu kỳ xung quanh cuộc sống của Mùi và các bạn của cậu. Đó là tuổi thơ, là dấu ấn của sự trưởng thành.

Mở đầu là cảnh chị Út Tịch và năm đứa con hạnh phúc. Chị làm nhiệm vụ tải lương và để năm đứa con ở nhà. Bé – chị cả thay mẹ chăm lo cho các em. Thường xuyên leo lên cây ngóng mẹ và kể về việc mẹ đánh giặc cho các em nghe.

Văn bản đã miêu tả về những mong muốn khao khát của những đứa trẻ và sự lắng nghe thấu hiểu của thầy cô. Nhờ những bài học ý nghĩa mà từ một đứa trẻ hiếu động, các em đã trở thành một đứa trẻ ngoan, có ước mơ và có được tình yêu thương của mọi người.

Cấu trúc

-  Phần 1: Giới thiệu khái quát các thông tin về cuốn sách với cách dẫn dắt bằng câu chuyện tuổi thơ đầy màu sắc của em bé Mùi.

- Phần 2: Kể về những trò chơi mà tụi nhỏ đã nghĩ ra để khỏi nhàm chán với các công việc được lặp đi lặp lại hàng ngày.

- Phần 3: Cậu bé tựu chiêm nghiệm và rút ra cho mình kinh nghiệm về sự trưởng thành

- Phần 1: Giới thiệu các thông tin khái quát về bộ phim tác giả, đạo diễn…

- Phần 2: Nêu diễn biến của bộ phim thông qua hoàn cảnh cua chị Út Tịch và nhân vật Bé - Con gái chị Út Tịch

- Phần 3: Ca ngợi những con người Việt Nam yêu nước, sự hi sinh lớn lao của họ vì độc  lập tự do của dân tộc.

- Phần 1: Giới thiệu chung về tác giả và cuốn sách

- Phần 2: Trình bày nội dung của cuốn sách và những điều đặc biệt của uống sách

- Phần 3: Bài học được rút ra và thông điệp của tác phẩm tới người đọc

 

Cách thể hiện thông tin

Rõ ràng, rành mạch.

Thể hiện rõ thông tin của từng phần gồm thông tin cơ bản và thông tin chi tiết

Logic trong cách thể hiện thông tin từng phần.

Câu 2:

a) Thành phần cảm thán: Trời ơi à Chức năng: dùng để biểu lộ cảm xúc của người nói.

b) Thành phần phụ chú: cuộc trò chuyện mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của chúng tôi à Chức năng: bổ sung chi tiết cho thông tin “một cuộc trò chuyện thật đặc biệt".

c) Thành phần tình thái: Nghe nói à Chức năng: thể hiện sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 8 CTST bài 8 Ôn tập, kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời bài 8: Ôn tập, Ôn tập văn 8 chân trời bài Ôn tập

Bình luận

Giải bài tập những môn khác