Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 chân trời bài 7: Cây sồi mùa đông

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 7: Cây sồi mùa đông. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

  • Yuri Nagibin sinh ngày 3 tháng 4 1920 (103 tuổi) tại Moscow, Nga.
  • Yuri Nagibin là một nhà viết kịch nổi tiếng của Nga. Yuri Nagibin xếp hạng nổi tiếng thứ 97006 trên thế giới và thứ 756 trong danh sách các Nhà viết kịch nổi tiếng.

2. Tác phẩm

  • Thể loại: Truyện ngắn
  • Xuất xứ: Trích trong tác phẩm Người thầy đầu tiên.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  • Nội dung bao quát của truyện: kể về chú bé Xa-vu-skin thường đi học muộn và câu trả lời (được cho là sai) của em trong tiết học cho từ vựng của cô An-na Va-xi-li-ép-na khi em nhất quyết khẳng định “cây sồi mùa đông” là danh từ. Điều này khiến cô giáo muốn tìm hiểu lí do đi học muộn của cậu bé. Sau chuyến đi vào rừng cùng chú bé Xa-vu-skin, cô giáo đã hiểu lí do chú bé chọn đi con đường rừng để đến trường dù đường đó xa hơn, khiến em thường xuyên đi học muộn và vì sao em lại khăng khăng cho rằng “cây sồi mùa đông” là danh từ. Đồng thời cô phát hiện được vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng, nhân hậu, yêu thiên nhiên, trân trọng mọi sự sống. Từ đó, cô đã tự phê phán những bài giảng khô khan, chưa hiểu hết vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ cũng như vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống.
  • Một số chi tiết tiêu biểu thể hiện tình cảm mà cậu bé Xa-vu-skin đã dành cho cây sồi và loài vật trong khu rừng:
    • Cách giới thiệu về cây sồi hết sức yêu thương, tự nhiên như giới thiệu một người quen cũ của mình với cô giáo: “Nó đây này, cây sồi mùa đông”.
    • Hình ảnh cố gắng vần một mảnh tuyết để tìm con nhóm sống dưới một cái hố, ân cần đắp cho nhím tấm chăn mộc mạc và trò chuyện với con nhím, khen ngợi nó rất dịu dàng: “Nó tự ủ ấm mới khéo chứ!”
    • Hành động bới tuyết, đưa cô giáo đi thăm hỏi thế giới bé nhỏ sống dưới gốc cây sồi mùa đông: con nhái, bọ dừa, thằn lằn, rệp cây.
    • Cảm giác buồn, cúi đầu xuống khi cô giáo An-na Va-xi-li-ép-na bảo chú bé phải đi học bằng đường nhựa, không được đi tắt qua rừng để thăm cây sồi và các loài sinh vật. Khi cô giáo nói chú bé có thể được đi tắt qua rừng, Xa-vi-skin không dám hứa với cô em sẽ không đi học trễ. Vì em hiểu, mỗi khi đi qua con đường nàu, tình yêu dành cho cây sồi và các loài sinh vật sẽ níu chân em lại.
    • Lời dặn cô An-na Va-xi-li-ép-na khi gặp các con thú có sừng trên đường về: cô chỉ cần giơ gậy làm nó sợ thôi, không nên đánh nó, nó sẽ “giận và bỏ rừng đi biệt mất”. Lời dặn này thể hiện tình yêu, sự lo lắng, quan tâm mà chú bé dành cho các loài vật.
  • Từ các chi tiết trên, có thể nhận ra những đặc điểm sau trong tính cách của chú bé Xa-vu-skin:
    • Tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ, hài hòa với thiên nhiên kì diệu.
    • Tấm lòng nhân hậu, yêu thương từ những động vật nhỏ bé, bình thường nhất cho đến cây sồi hùng vĩ, cao lớn.
    • Tinh tế, biết cách lo lắng, quan tâm, dịu dàng, chu đáo (thể hiện rõ nhất qua chi tiết đứng từ xa để bảo vệ cho cô giáo sau giây phút cô trò chia tay nhau)

Ở phần cuối truyện, cô An-na Va-xi-li-ép-na “bỗng hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải cây sồi mùa đông” và gọi Xa-vu-skin “chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn tương lai” vì:

  • Tâm hồn chú bé chứa đựng một tình yêu rộng lớn, thuần khiết, nâng niu sự sống của muôn loài. Tuy nhiên, vẻ đẹp của thế giới tâm hồn bên trong chú bé Xa-vu-skin lại không dễ nhận thấy, nó là một “bí ẩn”, một thách thức cho những nhà sư phạm trong quá trình thấu hiểu học sinh, đồng cảm với những cảm xúc, rung động của chúng.
  • Cây sồi chứa đựng sự sống kì diệu của tự nhiên, chú bé Xa-vu-skin chứa đựng sự sống, sức mạnh của tương lai một dân tộc: Những công dân nhân hậu, hiểu biết như chú bé chính là thế hệ sẽ phát triển đất nước. Tuy nhiên, đó cũng là những công dân “bí ẩn” vì thế giới trí tuệ, tâm hồn của các em cần khơi gợi, đánh thức bằng sức mạnh của giáo dục. Đó chính là sứ mệnh của người thầy, của những bài giảng truyền cảm hứng và tình yêu đến từ những nhà giáo dục như cô An-na Va-xi-li-ép-na.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Sau khi đọc xong tác phẩm này ta cũng đã có một cái nhìn khác về khung cảnh mùa đông yên bình dưới gốc cây sồi. Ngoài ra, tác phẩm còn cho chúng ta thấy được rằng chính cậu học trò nhỏ đã giúp cô giáo của mình bổ khuyết những kiến thức về cuộc sống thực tế. Vì vậy, đôi khi chúng ta chúng ta cũng cần nhận thức rõ được nhiệm vụ của bản thân. Đối với những người có nhiệm vụ “trồng người” thì cần phải linh hoạt hơn trong việc giảng dạy và luôn thấu hiểu được tâm hồn của các bạn học trò để từ đó mà bồi dưỡng, hun đúc các em một cách tốt nhất.

2. Nghệ thuật

Trong tác phẩm này tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nhân hóa để mọi chi tiết trong tác phẩm như có hồn hơn. Đặc biệt hơn cả là để hệ sinh thái dưới gốc cây sồi tăng thêm phần sinh động mà không bị quá đơn điệu.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 8 CTST bài 7: Cây sồi mùa đông, kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời bài 7: Cây sồi mùa đông, Ôn tập văn 8 chân trời bài Cây sồi mùa đông

Bình luận

Giải bài tập những môn khác