Tóm tắt kiến thức ngữ văn 6 chân trời bài 7: Mây và sóng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo bài 7: Mây và sóng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: Ra-bin-đra-nát Ta-go

- Năm sinh – năm mất: 1861 – 1941

- Nhà thơ hiện đại lớn nhất ở Ấn Độ.

- Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc, dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả.

2. Tác phẩm

- Xuất bản năm 1909, là một bài thơ văn xuôi nhưng vẫn có âm điệu nhịp nhàng.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Đọc, tìm hiểu chú thích

- Thể loại: Thơ tự do (thơ văn xuôi) các câu thơ dài ngắn rất tự do, rất ít thậm chí không vần.

- PTBĐ: Biểu cảm

2. Bố cục:2 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “..bầu trời xanh thẳm”. cuộc trò chuyện của em bé với Mây và mẹ.

+ Phần 2: Còn lại:  Cuộc trò chuyện của em bé với Sóng và mẹ.

3. Phân tích

3.1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng:

- Mây, sóng: những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực và gợi nhiều liên tưởng.

→ Là những người bé tưởng tượng trong thế giới thần tiên kì ảo bé được nghe truyện cổ tích, truyến thuyết, thần thoại.

=> Lời rủ rê của những người sống trên Mây, trong Sóng rất thú vị vì trò chơi đầy sức quyến rũ, sáng tạo, hấp dẫn, tự do, đáng tham gia, nơi đó là thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, bao điều mới lạ, hấp dẫn tuổi thơ.

3.2. Lời từ chối của bé

- Lời từ chối dễ thương xuất phát từ tình yêu thương mẹ => Sức mạnh của tình mẫu tử.

- Tác giả rất yêu trẻ, am hiểu đời sống tình cảm của trẻ thơ → miêu tả tinh tế tâm lí trẻ thơ, nếu để em bé từ chối luôn những lời mời gọi đó thì sẽ không phù hợp tâm lí trẻ thơ: sự tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh.

3.3. Trò chơi sáng tạo của bé 

-  Trò chơi của bé thật sáng tạo thể hiện niềm hạnh phúc vô biên của con hoà trong tình yêu thương của mẹ giữa thiên nhiên vũ trụ và cuộc sống con người.

- Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng: mẹ - con

→ Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, chia cắt.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – Ý nghĩa:

- Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt.

2. Nghệ thuật

- Bố cục bài thơ thành 2 phần giống nhau (thuật lại lời rủ rê-thuật lại lời từ chối và lí do từ chối-trò chơi do em bé sáng tạo)

→ Sự giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời.

-  Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực và gợi nhiều liêng tưởng.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo