Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 cánh diều bài 5: Trái tim Đan - Kô

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 5: Trái tim Đan - Kô. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Maksim Gorky (1868- 1936)

  • Tên thật: Aleksey Maksimovich Peshko, bút danh Maksim Gorky
  • Trái tim yêu thương, cảm thông sâu sắc với con người, đặc biệt là những người cùng khổ như ông.
  • Go-rơ-ki bắt đầu viết văn từ rất sớm, vào những năm 1890.
  • Các tác phẩm chính: bộ 3 tự truyện (thời thơ ấu, kiếm sống 1916, các trường đại học của tôi 1923), tiểu thuyết “người mẹ” , kịch “dưới đáy”
  • Vị trí: Là nhà văn vĩ đại của Nga, của thế giới có nhiều đóng góp đối với nền văn học Nga

=> Được mệnh danh là: nhà văn của những người cùng khổ.

2. Tác phẩm “Trái tim Đan-kô”

  • Thể loại: truyện ngắn
  • Xuất xứ: in trong tuyển tập “Bà lão I-dec-ghin”, là phần truyện thứ ba trong tập truyện này.
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần 1: Từ đầu đến “hăng hái và tươi tình”: Hành trình Đan-kô dẫn bộ lạc vào rừng.
    • Phần 2: Tiếp theo đến “họ làm anh buồn rầu”: Sự khó khăn khi đi qua đầm lầy. 
    • Phần 3: Còn lại: Sự dũng mãnh của Đan-kô.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Người kể chuyện

  • Văn bản Trái tim Đan-kô có 2 người kể chuyện.
    • Lời kể của bà I-déc-ghin: Người phụ nữ lớn tuổi, cũng là người trực tiếp kể lại truyền thuyết về nhân vật Đan-kô với hiểu biết và cảm nhận riêng.
    • Nhân vật "tôi": Người lắng nghe câu chuyện của Đan-kô, dẫn dắt và kể lại câu chuyện theo điểm nhìn của bà lão I-déc-ghin cùng với nhận xét riêng của mình về bà lão và câu chuyện.
  • Ý nghĩa:
    • Sự xuất hiện của 2 người kể chuyện tạo nên kết cấu truyện lồng truyện độc đáo, đặc sắc.
    • Cho phép người kể chuyện xây dựng không gian, thời gian rộng lớn và khả năng bao quát rộng.
    • Việc dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ bà lão I-déc-ghin sang nhân vật “tôi” khiến câu chuyện có cái nhìn đa thanh, đa giọng điệu và đa chiều.

2. Thời gian, không gian truyện

  • Bối cảnh không gian của câu chuyện:
    • Mặt biển với “đám mây đen nặng nề, có đường viền gân guốc nhô lên, giống như một chỏm núi”, “biển động ầm ầm”
    • Thảo nguyên:
    • “xa xa lúc này đã trở nên đen ngòm và đáng sợ”.
    • “Thở đều, cỏ sáng ngời vì những giọt mưa chói lọi như kim cương và sông lấp lánh ánh vàng.
    • Rừng rậm: có “đầm lầy và bóng tối”, “cành lá quấn quýt dày đặc đến nỗi không nhìn thấy bầu trời”, “những cây khổng lồ, cành to khỏe ôm chặt lấy nhau, rễ ngoằn ngoèo đâm sâu xuống đất bùn dính chắc của đầm lầy”, “những thân cây trơ trơ như đấ ban ngày đứng sừng sững im lìm,”…
    • Bầu trời: với “ánh sáng mặt trời, không khí trong lành được nước mưa gột sạch”.

=> Chủ yếu là những không gian bao la, rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ trong cái nhìn so sánh, đối chiếu với sự nhỏ bé của con người.

  • Thời gian:
    • Chiều tối khi thảo nguyên sắp mưa
    • Những đêm tối mịt mùng, dài dặc khi đoàn người sống trong lay lắt, sợ hãi ở rừng
    • Trời đã về chiều, và dưới ánh hoàng hôn khi đoàn người thoát khỏi rừng rậm.

=> Thời gian có sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng, từ những đêm tối mịt mù, tăm tối sang ánh sáng tuyệt đẹp của buổi chiều hoàng hôn.

=> Không gian, thời gian có sự đan xen giữa thực tại – điểm nhìn của người kể chuyện và kì ảo – điểm nhìn của các nhân vật trong câu chuyện được kể

3. Nhân vật

a. Đoàn người

  • Tình cảnh của đoàn người: bị xua đuổi vào tít rừng sâu, trước mắt có hai lựa chọn: hoặc vượt qua đầm lầy hôi thối để đến vùng thảo nguyên tự do hoặc quay lại đất cũ, nộp mình cho kẻ thù, chấp nhận thân phận nô lệ.

=> Tình thế khó khăn, nan giải, đòi hỏi phải có sự lựa chọn dứt khoát, rõ ràng.

  • Diễn biến tâm trạng và hành động

Tâm trạng

Hành động

- Lo lắng, sợ hãi khi sống mỗi ngày trong rừng.

- Khiếp sợ nảy nở trong lòng họ, làm tê liệt những cánh tay.

- Hoang mang thêm khi nghe tiếng khóc của mọi người

- Kinh hoàng trước cái chết, không ai còn sợ sống nô lệ nữa

- Ở đây và suy nghĩ bao đêm ròng.

- Ngồi dưới ánh lửa và suy nghĩ miên man.

- Khóc than cho số phận những người còn sống

- Nói những câu nói hèn nhát, lúc đầu thì thầm, càng về sau càng lớn.

- Định nộp mình cho quân thù và dâng tự do cho chúng.

=> Đoàn người rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, vừa sợ hãi trước cái chết, vừa hoang mang trước kẻ thù. Khi bị dồn đến bước đường cùng, con người ta không còn nghĩ đến tự do nữa. Họ chỉ nghĩ đơn giản làm thế nào được sống.

=> Tâm trạng của đoàn người trong khu rừng thẳm cũng là tâm trạng của con người trong cuộc đời khi bị dồn vào bước đường cùng họ phải tự đấu tranh với chính họ và tìm ra lối thoát, dù đó là lối thoát tăm tối với cuộc đời.

b. Nhân vật Đan-kô

  • Đan-kô không chỉ là một anh chàng trẻ và đẹp trai mà anh còn là một thanh niên mạnh mẽ, can đảm và giàu lòng nhân ái. Anh đã cố gắng hết sức tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng mặc kệ những lời kết tội cùng những lời nói khó nghe của mọi người.

=> Dù bị mọi người mình trách móc tệ bạc khi dẫn đường sai nhưng Đan-kô vẫn có những suy nghĩ đẹp và cao thương. Anh nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết, họ mắng chửi và tức giận chỉ vì đang lo lắng cho sự sống của chính mình mà thôi.

  • Hành động thể hiện tấm lòng anh hùng cao thượng của Đan-kô:
    • Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người.
    • “luôn luôn đi ở phía trước và trái tim anh vẫn cháy bùng bùng”.
    • Rừng giãn ra nhường lối, “mặt trời rực rỡ”, “biển ánh sáng mặt trời và không khí trong lành”.
    • Đan-kô bật lên tiếng cười tự hào rồi gục xuống và chết.

=> Có thể thấy, Đan-kô là một người anh hùng cao cả với tình thương người sâu sắc, anh luôn muốn dẫn dắt và cứu sống họ, giúp họ thoát ra khỏi nguy hiểm.

=> Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo với bút pháp tương phản giữa đoàn người và Đan-kô ta thấy rõ được bản chất của con người và người anh hùng. Trong tình cảnh khốn cùng, con người thường trách móc, sợ hãi, đổ lỗi và không dám đối diện, còn Đan-kô lại vị tha, dũng cảm, cao thượng. Anh chính là đại diện cho tình thương.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người.

Bài học: Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.

2. Nghệ thuật

  • Ngôi kể thay đổi linh hoạt: Từ ngôi kể thứ ba chuyển sang ngôi kể thứ nhất
  • Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn
  • Sử dụng ngôn ngữ giàu hợi hình, gợi cảm
  • Sử dụng các yếu tố hư cấu tưởng tượng để tăng giá trị biểu đạt cho câu chuyện
 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CD bài 5 Trái tim Đan - Kô, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 5: Trái tim Đan - Kô, Ôn tập văn 11 cánh diều bài Trái tim Đan - Kô

Bình luận

Giải bài tập những môn khác