Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 chân trời bài 6: Dưới bóng hoàng lan
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 chân trời bài 6: Dưới bóng hoàng lan. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Tên: Thạch Lam ( 1910 – 1942)
- Quê: Cẩm Giàng – Hải Dương
- Sau khi đỗ tú tài ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn
- Ông là người thông minh, trầm tĩnh, đôn hậu và rất tinh tế.
- Về quan điểm sáng tác Thạch Lam quan điểm văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nó có tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm của con người.
- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội băm sáu phố phường (1943), ...
- Phong cách nghệ thuật:
+ Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.
+ Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.
+ Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.
- Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
b. Tác phẩm
Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm truyện ngắn in trong tập Tuyển tập Thạch Lam.
c. Bố cục văn bản
Dưới bóng hoàng lan được chia thành 3 phần cụ thể như sau:
+ Phần 1: Từ đầu đến Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được: Thanh trở về nhà thăm bà thăm nhà trong tâm trạng hạnh phúc nghẹn ngào.
+ Phần 2: Tiếp theo cho đến “ngồi ở bên đèn” Biểu hiện tình cảm của Thanh và Nga
+ Phần 3: Còn lại: Thanh tạm biệt mọi người trở lại tỉnh làm việc.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Nhân vật Thanh
- Sau 2 năm trở về thăm quê, trở về với không gian thân thuộc, ngôi nhà của bà Thanh cảm thấy thật bình yên và thong thả. Bởi căn nhà đối với Thanh là một nơi mát mẻ hiền lành, có người bà lúc nào cũng chờ đợi để yêu thương Thanh.
- Nhận ra cây hoàng lan, Thanh nhớ đến câu chuyện tuổi thơ, Thanh hay nhặt hoa dưới gốc cây. Ngày ấy cha mẹ Thanh hãy còn, Thanh nhận ra thời gian trôi quá nhanh
=> Thể hiện sự hoài niệm của nhân vật Thanh
- Thanh gặp lại Nga (cô hàng xóm cạnh nhà). Thanh và Nga ôn lại những kỉ niệm hồi nhỏ, cả 2 nhặt hoa dưới gốc hoàng lan.
- Đối với Thanh, Nga như một người bạn, một người em gái, một người thân mà chàng sẽ gặp mỗi lúc đi xa về.
- Những câu chuyện vụn vặt, giản dị nhưng chứa đựng nhiều thú vị => bước tiến triển tình cảm.
2. Tiến triển tình cảm của nhân vật Thanh và Nga
+ Thanh và Nga là hai người bạn quen thân từ nhỏ, cả hai từng cùng nhau nhặt hoa ở gốc hoàng lan.
+ Đối với Thanh, thì Nga là người thân, sẽ gặp mỗi lúc đi xa về
+ Những câu chuyện vụn vặt giữa anh và cô ( “anh chóng nhớn quá”, “ tôi vẫn thế chứ chứ”) => Thanh lầm tưởng Nga là em ruột của mình
- Sự biến đổi trong tình cảm cảm xúc của hai nhân vật:
+ Từ thân mật đến mức Thanh lầm tưởng Nga là em gái ruột của mình. Thanh bắt đầu nhìn đôi môi thắm của Nga, nhớ đến đôi chân nhỏ xinh của Nga. Còn Nga đã biểu thị trực tiếp của minh thông qua cách xưng hô trực tiếp “anh – em” và câu biểu thị “ em nhớ anh quá”....
- Những biểu hiện tình cảm của hai nhân vật có sự gắn liền với hình ảnh hoàng lan:
+ Khi trông thấy bóng cây hoàng lan Thanh nghĩ ngay đến Nga và gọi vui vẻ “cô Nga”. Nga cũng ngẩng đầu và nở nụ cười “ Anh Thanh! Anh đã về đấy à?”
+ Kỷ niệm đáng nhớ nhất là ngày cả hai cùng nhặt hoàng lan rơi. Thanh hỏi Nga có còn đi nhặt hoàng lan rơi nữa không. Nga đáp “Vẫn nhặt đấy chứ. Nhưng không còn ai tranh nữa”
+ Hai người dẫn nhau đi xem cây hoàng lan. Thanh như thoảng ngửi thấy mùi hoàng lan rơi trên mái tóc của Nga.
+ Trong mùi hoàng lan thoang thoảng Thanh cầm lấy tay Nga.
+ Câu chuyện khép lại khi Thanh phải quay về tỉnh và không biết bao giờ quay trở lại nhưng đã hé lộ những tiến triển trong tình cảm của cả hai. Thanh nhờ người gửi lời chào đến Nga
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan” là những cảm xúc chân thành, những giây phút bình lặng bên gia đình quê hương của nhân vật Thanh. Đồng thời ca ngợi câu chuyện tình cảm đẹp đẽ của hai nhân vật Thanh và Nga.
2. Nghệ thuật
- Cốt truyện đơn giản
- Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc
- Ngôn ngữ giản dị, nhẹ nhàng nhưng lắng đọng giàu cảm xúc.
- Ngôi kể thứ 3 giúp cho việc diễn tả tiến triển tình cảm của hai nhân vật trở nên khách quan và cụ thể hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận