Tóm tắt kiến thức lịch sử 11 chân trời bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 11 chân trời bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

a) Vị trí chiến lược của Việt Nam

- Có vị trí địa chính trị quan trọng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương:

+ Phía đông là vịnh Bắc Bộ và Biển Đông.

+ Phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia.

+ Phía bắc giáp Trung Quốc.

+ Phía nam vừa giáp Biển Đông, vừa có phần thuộc vịnh Thái Lan. 

- Tác động của vị trí chiến lược đến lịch sử dân tộc:

+ Là cầu nối giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

+ Nằm trên trục đường giao thông quan trọng của các tuyến hàng hải, thương mại nhộn nhịp nhất châu Á. + Trấn giữ tuyến kinh tế - thương mại hàng hải chiến lược giữa vịnh Thái Lan và biển Đông.

+ Là cửa ngõ đi vào châu Á từ Thái Bình Dương. 

b) Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

- Mục đích chính trị của các cuộc chiến tranh xâm lược:

+ Xâm chiếm độc lập, chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo, thủ tiêu nền độc lập dân tộc Việt Nam. 

+ Nhanh chóng đặt ách thống trị.

- Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam:

+ Bảo vệ nền an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập tự do của tổ quốc và quyền tự quyết của dân tộc. 

+ Ngăn chặn âm mưu bành trướng xuống phía nam của phong kiến phương Bắc, tạo ra sức mạnh mới cho dân tộc.

+ Xây dựng và phát triển kho tàng nghệ thuật quân sự chống xâm lược của Việt Nam.

II. MỘT SỐ CUỘC KHÁNG CHIẾN THẮNG LỢI TIÊU BIỂU

STT

Các cuộc kháng chiến tiêu biểu

Địa điểm

Lãnh đạo

Diễn biến chính

Kết quả/ Ý nghĩa

Nghệ thuật quân sự

1

Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)

Sông Bạch Đằng (Hải Phòng, Quảng Ninh)

Ngô Quyền

Ngô Quyền vận dụng thủy triều lên xuống, cho thuyền nhẹ khiêu chiến

Mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc

- Triệt tiêu nội phản, làm yên lòng dân. 

- Tận dụng điều kiện tự nhiên, biết chớp thời cơ, chọn thời cơ giặc suy yếu dùng mưu kế đánh giặc.

2

Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (981)

Lục đầu giang, sông Bạch Đằng (Hải Phòng, Quảng Ninh) 

Lê Hoàn

- Trận Lục đầu giang: Lê Hoàn, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh.

- Trận sông Bạch Đằng: Lê Hoàn thực hiện kế hoạch đóng cọc, mai phục, chặn đánh giặc ở sông Bạch Đằng. 

- Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy. 

- Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

“Tiên phát chế nhân”, chủ động tiến công phá sự chuẩn bị của quân Tống, đẩy địch vào thế bị động. 

-  Lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, phối hợp giữa quân đội chủ lực của triều đình với lực lượng vũ trang của nhân dân, dựa vào chiến tuyến đánh phòng ngự, thực hành phản công, đánh phục kích, tập kích tiêu hoa địch.

- Đánh vào tâm lí địch, chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh.

3

Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)

Phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh)

Lý Thường Kiệt

Trận quyết chiến  lược trên phòng tuyến Như Nguyệt: đánh bại các nỗ lực vượt sông của quân xâm lược Tống; chủ động giảng hòa kết thúc chiến tranh. 

Quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng).

 

STT

Các cuộc kháng chiến tiêu biểu

Địa điểm

Lãnh đạo

Diễn biến chính

Kết quả/Ý nghĩa

Nghệ thuật quân sự



1


Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông

Lần 1: năm 1258 (Bình Lệ Nguyên, Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội)

Trần Thủ Độ và các vua Trần

- Quân nhà Trần dàn trận đánh giặc ở Bình Lệ Nguyên bất thành, phải lui về Thiên Trường

để bảo toàn lực lượng.

- Quân Trần phản công thắng tại Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua phải rút về nước.

- Khẳng định sức mạnh đoàn kết dân tộc.

- Đập tan âm mưu xâm lược Việt Nam của quân Nguyên -  Mông.

- Thực hiện kế hoạch “thanh dã/ tạo thế trận chiến tranh nhân dân.

- Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân “vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước đánh giặc”? vận dụng linh hoạt cách đánh, buộc giặc đánh theo cách của ta. Khi quân địch đã suy yếu thì ta phản công, tiêu diệt giặc.

- Nghệ thuật tạo thời cơ, chuẩn bị lực lượng chọn địa hình, đánh vận động, đánh trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.

Lần 2: năm 1285 (Thăng Long, Hà Nội), Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội)

Trần Quốc Tuấn và các vua Trần

- Nhà Trần rút về phòng tuyến Vạn Kiếp - Bình Than.

- Quân nhà Trần phản công, đánh chia cắt và tập kích

những vị trí then chốt quân địch, giành thắng lợi, giải phóng Thăng Long.

Quân Nguyên thất bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

- Nghệ thuật tạo thời cơ, chuẩn bị lực lượng, chọn địa hình, đánh vận động, đánh trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh. 

Lần 3:  năm 1287 – 1288

Vân Đồng (Quảng Ninh), Bạch Đằng (Hà Nội)

Trần Hưng Đạo

- Quân Nguyên chiếm đóng Vạn Kiếp (Hải Dương)

và tiến đánh Thăng

Long. Trần Khánh

Dư đánh tan đoàn

thuyền lương giặc.

- Trần Hưng Đạo bố trí trận địa cọc nhọn, khiêu chiến, quân Nguyên rơi vào trận địa mai phục.

Ô Mã Nhi bị bắt sống. Thoát Hoan lâm vào cảnh khốn cùng, phải rút quân về nước.

2

Kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785)

Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang)

Nguyễn Huệ

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút: trận quyết chiến với

giặc. Quân Tây Sơn giả thua, dụ địch vào trận địa mai phục, cho thuyền nhẹ chở đầy những vật liệu dễ cháy tấn công thẳng vào chiến thuyền giặc.

300 chiến thuyền với 2 vạn binh thủy binh của Xiêm đã bị tiêu diệt.

- Tận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi,

nhân hoà”.

- Tạm thời lui binh,

chọn địa điểm tập kết quân thuỷ, bộ, vừa để tạo phòng tuyến chặn giặc vừa làm bàn đạp tiến công.

- Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh và kì binh, đánh chính diện và đánh vu hồi, chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.

- Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ và giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.

3

Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

Thăng Long (Hà Nội)

Quang Trung

Từ mùng 3 đến ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), bao vây tiêu diệt

đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, đồn Khương Thượng.

Quân Thanh đại bại, hàng vạn quân tướng chết trận.

III. MỘT SỐ CUỘC KHÁNG CHIẾN KHÔNG THÀNH CÔNG

MỘT SỐ CUỘC KHÁNG CHIẾN KHÔNG THÀNH CÔNG

IV. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG, THẤT BẠI

STT

NGUYÊN NHÂN

THÀNH CÔNG

NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI


Khách quan

- Kẻ thù: chiến tranh xâm lược, phi nghĩa.

- Các đội quân xâm lược chủ quan, thiếu sự chuẩn bị về hậu cần, không thạo địa hình.

- Kẻ thù: chiến tranh xâm lược, phi nghĩa.

- Các đội quân xâm lược chủ quan,

thiếu sự chuẩn bị về hậu cần, không thạo địa hình.


Chủ quan

- Kháng chiến chính nghĩa, bảo vệ độc lập nên đã huy động được sức mạnh toàn dân, hình thành thế trận “cả nước đánh giặc”.

- Truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, quyết tâm chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập.

- Lãnh đạo mưu lược, tài giỏi, biết vận dụng đúng đắn, sáng tạo, truyền thống và nghệ thuật quân sự dân tộc vào thực tiễn các cuộc kháng chiến.

- Không củng cố được khối đoàn kết toàn dân tộc, không huy động được sức

mạnh toàn dân để thực hiện “cả nước đánh giặc.

- Sai lầm trong đường lối kháng chiến của các triều đình phong kiến (Hồ, Nguyễn).

- Chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

Ý nghĩa lịch sử 

(mở rộng)

- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, mở ra nền thái bình cho Đại Việt.

- Thể hiện tinh thần quật cường, khí phách anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

- Phát huy và sáng tạo, đóng góp nhiều bài học quý giá về củng cố khối đoàn kết quân dân, nghệ thuật quân sự, kinh nghiệm giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945), kiến thức trọng tâm lịch sử chân trời bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945), nội dung chính bài Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác