Dễ hiểu giải Lịch sử 11 chân trời sáng tạo bài 7 Chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Giải dễ hiểu bài 7 Chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 11 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1945)
1. KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM.
a) Vị trí địa chiến lược của Việt Nam
CH: Nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam.
Giải nhanh:
- Việt Nam có vị trí địa chiến lược quan trọng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương: phía đông là vịnh Bắc Bộ và Biển Đông; phía tây giáo với Lào và Campuchia; phía bắc giáo Trung Quốc; phía nam vừa giáp Biển Đông, vừa có phần thuộc vịnh Thái Lan.
- Với vị trí địa chiến lược ấy, Việt Nam là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới và khu vực. Từ thời cổ đại, Việt Nam đã thường xuyên phải đối mặt với những cuộc bành trướng của các nước lớn từ phía bắc xuống phía nam, từ phía đông (biển) vào lục địa và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
b) Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
CH: Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
Giải nhanh:
- Vai trò: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống các cuộc chiến tranh của các nước lớn với những đạo quân xâm lược khổng lồ có vai trò đặc biệt trong bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quyết định sự tồn vong của dân tộc Việt Nam.
- Ý nghĩa: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử đã viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, mưu trí, sáng tạo của con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc
2. MỘT SỐ CUỘC KHÁNG CHIẾN THẮNG LỢI TIÊU BIỂU.
a) Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
CH: Quan sát hình 7.1 (SGK trang 44), trình bày nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Giải nhanh:
- Hoàn cảnh:
+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán.
+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta.
- Diễn biến chính: Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm.
- Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.
b) Kháng chiến chống quân xâm lược Tống
CH1: Quan sát bảng 7.2 và hình 7.3 (SGK trang 45) , trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo. Theo em, Lê Hoàn đã vận dụng những kinh nghiệm nào từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền ?
Giải nhanh:
- Hoàn cảnh:
+ Cuối năm 980, lợi dụng tình hình khó khăn của Đại Cồ Việt, nhà Tống huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe dọa.
+ Trước vận nước lâm nguy, vua Lê Hoàn đích thân lãnh đạo quân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống.
- Diễn biến chính:
+ Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.
+ Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỗ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.
- Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy.
- Ý nghĩa: Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.
CH2: Quan sát bảng 7.3 và hình 7.4 (SGK trang 45, 46), trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý (1075-1077). Nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt.
Giải nhanh:
- Hoàn cảnh:
+ Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn, như: ngân khố cạn kiệt, dân tình đói khổ, chiến tranh với các bộ tộc phí bắc.
+ Để chuẩn bị cho cuộc chiến, nhà Tống huy động lực lượng, xây dựng ba căn cứ quân sự và hậu cần tại Khâm châu, Liêm châu, Ung châu và nhiều trại quân áp sát biên giới Đại Việt.
- Chủ trương và hành động của nhà Lý:
+ Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương “ngồi im đợi giặc không bằng đem quân chặn trước thế mạnh của giặc.
+ Cuối năm 1075 đầu năm 1076, quân đội nhà Lý chủ động bao vây tiêu diệt ba căn cứ quân sự, hậu cần và các trại dọc biên giới của quân Tống..
- Diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt:
+ Tháng 1/1077, khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn lại ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.
+ Từ tháng 1 đến tháng 3/1077, Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông, tấn công phòng tuyến Như Nguyệt nhưng thất bại.
+ Trước tình thế quân Tống đang hoang mang, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa, chủ động kết thúc chiến tranh.
- Kết quả: Quân Tống thất bại.
- Ý nghĩa: Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
♦ Nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt:
- Kế sách “Tiên phát chế nhân”, chủ động tiến công trước để phá sự chuẩn bị của quân Tống (ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu), đẩy quân Tống vào thế bị động.
- Tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên để lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt làm nơi quyết chiến với quân Tống.
c) Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
CH1: Quan sát các bảng 7.4, 7.5 (SGK trang 47, 48) và các hình 7.5, 7.6, 7.8 (SGK trang 48, 49), trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
Giải nhanh:
Lần 1:
- Hoàn cảnh:
+ Năm 1257 Mông Cổ cho quân áp sát vào biên giới Đại Việt. Ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng.
+ Vua Trần Thái Tông cho bắt giam sứ giả, đồng thời ra lệnh cho cả nước tập luyện, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng đánh giặc.
- Diễn biến:
+ Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt.
+ Ngày 28/1/1258, quân Trần tổ chức tấn công lớn ở Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua trận, phải rút chạy về nước.
- Kết quả: Thắng lợi.
♦ Nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285
- Hoàn cảnh:
+ Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Năm 1279 sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Nhà Nguyên tập trung lực lượng, ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
+ Năm 1282, Vua Trần tập trung hội nghị Bình Than. Năm 1285, triệu tập hội nghị Diên Hồng bàn kế đánh giặc.
- Diễn biến chính:
+ Tháng 1/1285, Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân từ phía bắc, Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ phía nam (Chăm-pa) tấn công Đại Việt.
+ Tháng 5/1285 quân Trần phản công, đánh bại quân địch ở Tây Kết (Thăng Long), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Thăng Long). Tiến về giải phóng kinh đô.
- Kết quả: cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
♦ Nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 - 1288
- Hoàn cảnh:
+ Sau hai lần thất bại, cuối năm 1287, vua Nguyên lại cử Thoát Hoan kép quân xâm lược Đại Việt một lần nữa.
- Diễn biến:
+ Tháng 12/1287, hơn 50 vạn quân Nguyên tiến vào Đại Việt theo đường bộ ; hơn 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường thủy tiến vào
+ Trần Khánh Dư chặn đánh và tiêu diệt đoàn thuyền lương giặc ở Vân Đồn
+ Tháng 1/ 1288, Thoát Hoan cho quân chiếm Thăng Long
+ Tháng 4 /1288, Trần Hưng Đạo bố trí trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng. Toàn bộ cánh quân thủy của nhà Nguyên bị tiêu diệt.
- Kết quả: Kháng chiến kết thúc thắng lợi
♦ Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông - Nguyên
- Góp phần chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông - Nguyên
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
CH2: Từ thắng lợi của các cuộc kháng c hiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, em có suy nghĩa gì về những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A thời Trần ?
Giải nhanh:
- Hào khí Đông A được hiểu là chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng, lòng yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của thời nhà Trần. Hào khí Đông A là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (ở thế kỉ XIII).
d) Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm năm 1785
e) Cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789
CH1: Trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (năm 1785) và quân Thanh (năm 1789) của nhà Tây Sơn.
Giải nhanh:
- Kháng chiến chống quân Xiêm:
+ Hoàn cảnh: sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh chạy sang nước Xiêm cầu cứu. Lợi dụng cơ hội đó, cuối tháng 7/1784, vua Xiêm phái 5 vạn quân kéo vào Gia Định, chiếm đóng gần hết miền Tây Nam Bộ.
+ Diễn biến chính: Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai phục trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang).
+ Kết quả: gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt, buộc phải rút về nước; quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.
- Kháng chiến chống quân Thanh:
+ Hoàn cảnh: sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.
+ Diễn biến chính: Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn. Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long. Đêm 30 Tết Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu. Mùng 3 Tết Kỉ Dậu (1789), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Rạng sáng mùng 5 Tết Kỉ Dậu (1789), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội).
+ Kết quả: Quân Thanh đại bại, buộc phải rút chạy về nước.
♦ Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789)
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Xiêm và Mãn Thanh
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
CH2: Nêu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh.
Giải nhanh:
+ Triệt để tận dụng các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
+ Tạm thời lui binh, chọn điểm tập kết quân thủy - bộ
+ Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh với kì binh, đánh chính diện và đánh vu hồi
+ Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ.
g) Nguyên nhân thắng lợi
CH: Giải thích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (thế kỉ X-XIX). Các cuộc chiến trnah này đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá nào cho kho tàng nghệ thuật quân sự của Đại Việt?
Giải nhanh:
♦ Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (thế kỉ X - XIX):
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa, chống kẻ thù xâm lược.
+ Truyền thống yêu nước và ý chí kiên cường bất khuất trong đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nhân dân Đại Việt là nhân tố quyết định
+ Có sự lãnh đạo của vua và các tướng lĩnh quân sự mưu lược, tài giỏi
- Nguyên nhân khách quan: Các đội quân xâm lược thiếu sự chuẩn bị về hậu cần nên nhanh chóng rơi vào thế bất lợi.
♦ Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:
- Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
- Tiến hành chiến tranh nhân dân, huy động toàn dân tham gia đánh giặc giữ nước.
- Nghệ thuật chiến đấu lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn
3. MỘT SỐ CUỘC KHÁNG CHIẾN KHÔNG THÀNH CÔNG.
a) Kháng chiến chống quân Triệu
CH: Giải thích nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong kháng chiến chống quân Triệu.
Giải nhanh:
♦ Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của nhà nước Âu Lạc trước quân Triệu:
- Thứ nhất, Triệu Đà dùng mưu kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình bố phòng, bí mật quân sự của Âu Lạc.
- Thứ hai, chính quyền Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước kẻ thù.
- Thứ ba, nội bộ nhà nước bị chia rẽ, nhiều tướng giỏi từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy yếu. Ví dụ: tướng quân Cao Lỗ khuyên An Dương Vương không nên chấp nhận đề nghị kết hôn - cầu hòa của Triệu Đà => không được An Dương Vương chấp thuận, Cao Lỗ đã xin từ chức.
b) Kháng chiến chống quân Minh
CH: Vẽ sơ đồ tư duy nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh thời Hồ Qúy Ly (năm 1407).
Giải nhanh:
c, Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỉ XIX.
d, Nguyên nhân không thành công.
CH: Hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt Nam từ cuối thế kỉ II TCN đến cuối thế kỉ XIX theo mẫu:
Giải nhanh:
STT | kháng chiến | Nguyên nhân thất bại |
1 | Kháng chiến chống quân Triệu (179 TCN) | - Triệu Đà dùng mưu kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình bố phòng, bí mật quân sự của Âu Lạc. - Chính quyền Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước kẻ thù. - Nội bộ nhà nước bị chia rẽ, nhiều tướng giỏi từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy yếu. |
2 | Kháng chiến chống quân Minh (1407) | - Nguyên nhân khách quan: nhà Minh có ưu thế vượt trội hơn so với nhà Hồ về tiềm lực kinh tế - quân sự. - Nguyên nhân chủ quan: + Nhà Hồ không phát huy được sức mạnh đoàn kết + Nhà Hồ không đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn |
3 | Kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 - 1884) | - Nguyên nhân khách quan: Tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch. - Nguyên nhân chủ quan: + Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực, khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt. + Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao. + Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ |
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Luyện tập
CH1: Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
Giải nhanh:
- Vai trò:
+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là chiến tranh chính nghĩa, chống xâm lược, có vai trò đặc biệt đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quyết định sự tồn vong của dân tộc Việt Nam, có tác động to lớn đến tiến trình lịch sử dân tộc và chính sách quản lí đất nước.
+ Kết quả của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng ảnh hưởng đến tính chất xã hội, để lại nhiều bài học lịch sử cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
- Ý nghĩa:
+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
+ Tổ tiên ta đã viết nên những trang sử vẻ vang, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, mưu trí, sáng tạo của con người Việt Nam
CH2: Vẽ sơ đồ tư duy các cuộc kháng chiến thắng lợi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Theo em, điểm tương đồng giữa các cuộc kháng chiến thắng lợi là gì ?
Giải nhanh:
Vận dụng
CH1: Từ những nguyên nhân thành công và thất bại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, hãy chọn và phân tích một bài học kinh nghiệm vẫn còn phát huy giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Giải nhanh:
- Phân tích bài học kinh nghiệm: phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
+ Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng.
+ Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
CH2: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm (trước năm 1945).
Giải nhanh:
+ Nguyễn Huệ sinh năm 1753, là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là Thơm, là em thứ hai trong nhà. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi trội nhất: tóc quăn, tiếng nói sang sảng như chuông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối.
+ Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Nguyễn Huệ tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân nhưng ông đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc: lần lượt đánh đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê - tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh - góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Nguyễn Huệ đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận