Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 kết nối bài 12: Văn minh Đại Việt

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 kết nối bài 12: Văn minh Đại Việt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH

a) Khái niệm văn minh Đại Việt

- Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

b) Cơ sở hình thành

Văn minh Đại Việt hình thành qua: 

+ Quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm Bắc thuộc để giành độc lập và bảo tồn văn hóa dân tộc. 

+ Quá trình chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ.

+ Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài về tư tưởng, chính trị, giáo dục...

=> Cơ sở quan trọng nhất để hình thành văn vinh Đại Việt là trải qua quá trình sinh sống và lao động và đấu tranh bảo vệ nền độc lập.

II. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN

- Giai đoạn Ngô- Đinh- Tiền Lê: bắt đầu phát triển kinh tế và văn hoá dân tộc, mở đầu văn minh Đại Việt

- Giai đoạn Lý- Trần- Hồ: mở ra kỷ nguyên mới, đặc trưng nổi bật thời này là tam giáo đồng nguyên trong xây dựng và quản lý đất nước. Tuy nhiên sau đó nhà Minh thực hiện chính sách hủy diệt văn minh Đại Việt

- Giai đoạn Mạc- Lê trung hưng: khuyến khích phát triển kinh tế công thương nghiệp, văn hóa với đặc trưng là kinh tế hướng ngoại. Văn minh Đại Việt có xu hướng dân gian hóa và bước đầu tiếp xúc với văn hóa phương tây.

- Giai đoan Lê sơ: Tiếp tục phát triển rực rõ với nhiều thành tựu, nho giáo thời này được coi trọng.

-Giai đoạn Tây Sơn- Nguyễn (trước năm 1858): tiếp tục phát triển trên nền tảng quốc gia từng bước thống nhất sau giai đoạn bị chia cắt, dưới triều Nguyễn tính thống nhất là đặc điểm nổi bật.

III. NHỮNG THÀNH TỰU TIỂU BIỂU CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT

a) Chính trị

- Thiết chế chính trị

+ Các vường triều Đinh- Tiền Lê học theo thiết chế của Trung Quốc, thời Lý-Trần hoàn thiên, đến thời Lê sơ đạt đến đỉnh cao.

- Pháp luật

+ Có 3 cuộc cải cách lớn: Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng - Có 4 bộ luật nổi tiếng: Hình thư (Lý), Hình luật (Trần), Quốc triều hình luật ( Lê sơ), Hoàng triều luật lệ ( Nguyễn)

b) Kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp lúa nước và văn hoá làng xã là đặc trưng. 

+ Công cuộc khai khẩn đất hoang và áp dụng các kỹ thuật ngày càng phát triển. 

- Thủ công nghiệp: 

+ Phát triển mạnh: dệt, gốm, luyện kim,chạm khắc…. 

+ Các xưởng thủ công của nhà nước ( Cục Bách tác) sản xuất độc quyền của triều đình: tiền, vũ khí, trang phục… 

+ Thợ thủ công từ nhiều làng buôn ra các đô thị để buôn bán 

- Thương nghiệp:

+ Thời Tiền Lê bắt đầu có tiền riêng 

+ Thời Lý: lập trang Vân Đồn (Q.Ninh) để giao lưu buôn bán với nước ngoài, đến thế kỷ XV nhiều cảng buôn do nhà nước quản lý 

+ Từ thế kỷ XVI, các công ti ở phương Tây đã đến đây buôn bán khắp cả nước 

c) Tín ngưỡng, tư tưởng, tôn giáo 

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các anh hùng dân tộc được duy trì bên cạnh thờ thần Thành hoàng tại các làng xã cũng đã phổ biến. 

- Tư tưởng: 

+ Nho giáo:du nhập thời Bắc thuộc, thời Lý là triều đại đầu tiên thi cử Nho giáo để tuyển chọn quan lại. Thời Lê Sơ, nho giáo độc tôn. 

+ Phật giáo: Du nhập từ đầu công nguyên, gắn liền sự hình thành và phát triển cùng dân tộc.

+ Đạo giáo: Xuất hiện ở vị trí nhất định trong xã hội 

+ Sự du nhập Công giáo: Từ năm 1533 các giáo sĩ phương Tây bắt đầu truyền đạo vào nước ta. 

d) Giáo dục và khoa cử 

- Nền khoa cử bắt đầu thời Lý, quy củ ở thời Trần và phát triển ở thời Lê Sơ 

- Một số người nổi tiếng: Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An,Lê Quý Đôn… 

e) Chữ viết và văn học 

- Chữ viết:

+ Chữ Hán được sử dụng rộng rãi

+ Chữ Nôm được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ XIII - Chữ Quốc Ngữ xuất hiện từ thế kỷ XVII 

- Văn học: Văn học dân gian ngày càng phát triển, phản ánh đời sống xã hôi, đúc kết kinh nghiệm và răn dạy. Văn học viết chủ yếu là chữ Hán, Nôm thông qua nhiều thể loại: Hịch, Cáo,.. thể hiện tinh thần yêu nước. 

f) Nghệ thuật

- Kiến trúc: thành tựu tiêu biểu về kinh thành, bên cạnh đó còn có: đình, chùa, miếu, điên… xây dựng khắp cả nước. 

- Điêu khắc: Đạt trình độ cao thể hiện qua tác phẩm chạm khắc trên các công trình kiến trúc, điêu khắc tượng… 

- Tranh dân gian: Tranh thờ và tranh chơi Tết. 

- Nghệ thuật biểu diễn: biểu diễn cung đình và biểu diễn dân gian. 

g) Khoa học kỹ thuật

- Sử học:Đại việt sử ký toàn thư, Đại việt sử ký, Đại Nam thực lục… 

- Địa lí: Dư địa chí, Gia Định thành thông chí, Hồng Đức bản đồ… 

- Toán học: Đại thành toàn pháp, Lập thành toán pháp 

- Quân Sự: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp bí truyền thư…. 

- Y học:Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông...

IV. Ý NGHĨA CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

a) Ưu điểm và hạn chế

- Ưu điểm: 

+ Chú trọng phát triển nông nghiệp. 

+ Sống thành làng xã gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng. 

+ Nho giáo được đề cao nên ổn định được đất nước. 

- Hạn chế: 

+ Thương nghiệp hạn chế ở một số triều đại, ít có phát minh KHKT 

+ Việc sống thành làng làm hạn chế động lực phát triển, sáng tạo của xã hội và từng cá nhân. 

+ Nho giáo cũng hạn chế là sự bảo thủ, chậm cải cách nên dễ bị phương Tây xâm nhập vào 

b) Ý nghĩa: 

- Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo của nhân dân ta 

- Những thành tự chính là sự minh chứng cho sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực. 

- Những thành tựu đó là tạo dựng nên bản lĩnh và bản sắc riêng cho dân tộc Việt Nam.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 12: Văn minh Đại Việt, kiến thức trọng tâm lịch sử 10 kết nối bài 12: Văn minh Đại Việt, nội dung chính bài Văn minh Đại Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác