Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 chân trời bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 chân trời bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH

1. Điều kiện tự nhiên và dân cư

- Địa hình Ai Cập 90% là sa mạc, có sông Nin dài 6 700 km, chảy từ Trung Phi lên Bắc Phi, phần chảy qua lãnh thổ Ai Cập dài khoảng 700 km, đem lại đồng bằng Hạ Ai Cập màu mỡ.

- Lưu vực sông Nin đất đai phì nhiêu, mềm xốp dễ canh tác, nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt, nguồn thuỷ sản và hệ động thực vật phong phú,...

- Sông Nin là một trong những con sông dài và lớn nhất thế giới (hơn 6.500km), phần chảy qua Ai Cập khoảng 700 km. 

=> Đem lại lượng nước, phù sa và nguồn thuỷ sản dồi dào, tạo nên đồng bằng Hạ Ai Cập màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp, mang nước tưới cho cây cối, hoa màu tốt tươi, biến Ai Cập từ “một đồng bằng cát bụi” trở thành “một vườn hoa”; là con đường giao thông huyết mạch của đất nước.

=> Đây là điều kiện tự nhiên quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển nền văn minh Ai Cập cổ đại. Vì vậy, sử gia cổ đại Hy Lạp Hê-rô-dốt từng viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” ngụ ý nói về vai trò và tác dụng to lớn của sông Nile đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và lịch sử của người Ai Cập.

2. Điều kiện kinh tế

Đời sống kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nin:

- Trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh,.., chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê,....

- Phát triển các nghề làm bánh mì,làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thuỷ tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng,... 

- Buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công; tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.

3. Tình hình chính trị, xã hội

- Các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại: + Đứng đầu là pharaoh (vua) có quyền lực tối cao về chính trị, quân sự, tôn giáo, là đại diện của thần thánh. Tầng lớp quý tộc và tăng lữ là lực lượng thống trị xã hội. 

+ Tầng lớp thư lại, nghệ nhân, có học thức, tài năng và được tôn trọng. 

+ Thợ thủ công, nông dân, thương nhân, là lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội, phải nộp thuế và làm nghĩa vụ cho nhà nước. 

+ Nô lệ, bị bóc lột nặng nề, phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc.

- Nhà nước Ai Cập ra đời là một trong những thành tựu nổi bật của văn minh nhân loại, đánh dấu bước phát triển trong tổ chức và quản lí của xã hội loài người. 

Đánh dấu cư dân Ai Cập đã sớm bước vào thời kì văn minh, là yếu tố thúc đẩy văn minh Ai Cập phát triển. Nhà nước chuyên chế Ai Cập cổ đại tạo điều kiện để huy động tối đa sức người, sức của để thực hiện các công trình xây dựng quy mô lớn như thuỷ lợi, kim tự tháp hoặc các đền đài, cung điện.

II. THÀNH TỰU VĂN MINH TIÊU BIỂU

 

Nguyên nhân ra đời

Ý nghĩa

Giá trị, ảnh hưởng ở thời hiện đại

Chữ viết, văn học

- Chữ viết: ghi chép và lưu giữ tri thức.

- Văn học: phản ánh hiện thực xã hội Ai Cập. 

- Là phát minh quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử loài người; là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của nền văn minh, giúp ghi chép và lưu truyền các giá trị văn minh; là công cụ truyền đạt, tiếp thu tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách chính xác. Tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh.

- Ghi chép lịch sử, từ đó thế hệ sau có thể hiểu về lịch sử thế giới cổ đại.

- Là tư liệu quý giá để nghiên cứu về lịch sử, văn học, thiên văn, toán học,... của Ai Cập cổ đại.

- Giúp phát triển nhiều lĩnh vực nghiên cứu Ai Cập thời hiện đại.

Tín ngưỡng, tôn giáo

Người Ai Cập sùng bái tự nhiên, thờ nhiều thần linh, tin vào sự bất tử của linh hồn.

Ảnh hưởng nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến trúc, điêu khắc, tục ướp xác,...

Tác động đến các lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, du lịch.

Khoa học tự nhiên

- Thiên văn học và Lịch pháp ra đời do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tính thời gian vụ mùa,...

- Toán học: đo đạc ruộng đất, tính toán xây dựng, đời sống,...

- Chữa bệnh, ướp xác.

- Tính được thời gian để gieo trồng, thu hoạch, tính toán trong sản xuất, xây dựng, mua bán,...

- Xây dựng được các công trình lớn: kim tự tháp, đóng thuyền lớn đi biển, chế tạo vũ khí, ướp xác,...

- Để lại nhiều kinh nghiệm quý cho bước phát triển cao hơn ở thời kì sau.

Thành tựu có giá trị và ảnh hưởng đến thời hiện đại:

- Thiên văn học và Lịch pháp.

- Kiến trúc và điêu khắc.

- Y học.

- Kĩ thuật ướp xác.

- Toán học.

Kiến trúc, điêu khắc

Pharaoh xây dựng để thể hiện quyền uy tối thượng, làm lăng mộ, tạc tượng.

Kì tích lao động, tài năng,

sức sáng tạo của con người

“Mọi vật đều sợ thời gian nhưng thời gian phải nghiêng mình trước kim tự tháp”.

Có giá trị cao về điện ảnh, lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, du lịch,...

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại, kiến thức trọng tâm lịch sử 10 chân trời bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại, nội dung chính bài Văn minh Ai Cập cổ đại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác