Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 chân trời bài 11: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 chân trời bài 11: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

a) Cuộc cách mạng lần thứ nhất:

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Thế kỉ XVII – XVIII, các cuộc cách mạng tư sản nổ ra và giành thắng lợi ở nhiều quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ.

+ Diễn ra từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.

+ Bắt nguồn từ nước Anh, nơi có đủ tiền đề vốn, nhân công, kĩ thuật, sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia khác trên thế giới.

- Đặc điểm: Sử dụng năng lượng nước, máy hơi nước cơ giới hoá sản xuất.

b) Cuộc cách mạng lần thứ hai:

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.

+ Khởi nguồn từ nước Mỹ, diễn ra từ thập niên 1870 đến khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra (1914).

+ Quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước tư bản, thể hiện ở ngành điện, vận tải, hoá học, sản xuất thép,.

- Đặc điểm: Sử dụng năng lượng điện, tự động hoá và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn.

II. NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI CẬN ĐẠI

- Đối với mỗi phát minh máy móc trong thời đại công nghiệp, HS cần có các thông tin: Tác giả của phát minh, tên và hình ảnh của phát minh, năm phát minh, công năng của máy móc.

- Máy hơi nước ra đời, mở ra kỉ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hoá: Trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thành tựu máy hơi nước (James Watt) giữ vai trò then chốt. Sự ra đời của máy hơi nước đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp thế kỉ XIX. Những xưởng dệt, công trường thủ công, đóng tàu, luyện kim,... dần được cơ khí hoá và xây dựng tại khắp các đô thị, mở ra kỉ nguyên sản xuất cơ khí hoá. Từ thập niên 70 của thế kỉ XVIII trở đi, động cơ hơi nước đã được sử dụng ở các nhà máy. Đến năm 1800, toàn nước Anh đã có 321 cỗ máy hơi nước, với tổng công suất 5 210 mã lực. Đến năm 1825, tăng lên 15 000 cỗ máy hơi nước với tổng công suất là 375 000 mã lực. 

- Việc sử dụng năng lượng điện mở ra quá trình điện khí hoá sản xuất và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt thúc đẩy quá trình tự động hoá sản xuất. 

- Việc phát minh ra động cơ chạy bằng điện và động cơ chạy bằng xăng dầu mở ra quá trình điện khí hoá trong sản xuất, cung cấp nguồn điện năng mạnh hơn với chi phí thấp hơn trước. Động cơ đốt trong thì trở thành “nguồn năng lượng của người nghèo”. Yếu tố quyết định của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sản xuất dựa trên cơ sở điện - cơ khí và chuyển sang giai đoạn tự động hoá cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần tuý, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt trong xã hội.

III. Ý NGHĨA CỦA HAI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI CẬN ĐẠI

a) Tích cực:

- Kinh tế:

+ Mở ra kỉ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hoá với nguồn động lực là máy hơi nước. 

+ Giải phóng sức lao động, làm thay đổi cách thức lao động, đời sống của người dân ngày càng cao.

+ Thúc đẩy quá trình thị trường hoá nền kinh tế thế giới và xã hội hoá hoạt động sản xuất.

+ Nền sản xuất lớn bằng máy móc đã giải phóng sức lao động, làm thay đổi cách thức lao động của con người.

- Xã hội:

+ Thúc đẩy quá trình đô thị hoả, nhiều trung tâm công nghiệp và đô thị lớn xuất hiện. 

+ Hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân. Sự bóc lột của giai cấp tư sản dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản tăng cao, tạo ra những tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Chủ nghĩa tư bản đã hoàn toàn thắng thế chế độ phong kiến. 

+ Chủ nghĩa tư bản độc quyền thay thế chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.

- Văn hoá:

+ Thúc đẩy quan hệ quốc tế, giao lưu và kết nối văn hoá toàn cầu. 

+ Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở các nước tư bản được nâng cao thể hiện qua đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, hiện đại,... 

+ Hình thành một lối sống, tác phong công nghiệp gắn với quá trình công nghiệp hoá.

b) Tiêu cực:

Quá trình bành trưởng, cướp bóc thuộc địa, ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sử dụng những tiến bộ khoa học, kĩ thuật với mục đích phi hoà bình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 CTST bài 11 Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại, kiến thức trọng tâm lịch sử 10 chân trời bài 11: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại, Ôn tập lịch sử 10 chân trời bài Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác