Tóm tắt kiến thức kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 11 chân trời bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. SỰ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ

SỰ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ

II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

a. Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa

Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa

b. Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Cơ sở các nước tư bản chủ nghĩa thúc đẩy mở rộng và phát triển cuối thế kỉ XIX: 

+ Tiến bộ khoa học - kĩ thuật thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh.

+ Sự ra đời của tầng lớp tư bản tài chính (trên cơ sở dung hợp giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp).

+ Lực lượng tư bản tài chính đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tư bản.

- Hình thức mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XI:

+ Xuất khẩu tư bản sang thuộc địa.

+  Hoạt động ngân hàng, tài chính dưới hình thức cho vay hoặc đầu tư.

c. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

- Giai đoạn đầu (từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX): 

+ Chủ nghĩa tư bản được gọi là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.

+ Tư bản tự do kinh doanh, chịu sự chi phối của quy luật thị trường, không có sự can thiệp của nhà nước.

- Giai đoạn sau (từ những năm 60, 70 của thế kỉ XIX): 

+ Tự do cạnh tranh ở các nước tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. 

+ Hình thành các tổ chức độc quyền (lũng đoạn) dưới nhiều hình thức, hợp nhất với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính

III. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI

a. Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại

Câu hỏi

Đáp án

Chủ nghĩa tư bản hiện đại ra đời khi nào?

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Nêu tên các quốc gia thành viên nhóm G7 (diễn đàn các quốc gia tư bản có nền kinh tế phát triển)

Mỹ, Ca-na-đa, Anh, Đức, Pháp, Italia và Nhật Bản.

Nêu đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Độc quyền nhà nước.

- Có sức sản xuất cao.

- Lực lượng lao động có nhiều chuyển biến.

- Không ngừng tự điều chỉnh và thích ứng.

- Là hệ thống thế giới và mang tính toàn cầu.

Nêu tên một trong những công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới mà em biết (ngoài ví dụ SGK)

Apple, Microsoft, Samsung – công nghệ, Amazon – thương mại điện tử, Nestle – thực phẩm, đồ uống, Fb – mạng xã hội quan tâm nhất thế giới….

Em có sử dụng sản phẩm nào thuộc về các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới không? Đó là sản phẩm gì?

Điện thoại di động, máy tính, sản phẩm điện dân dụng gia đình (máy ảnh, máy giặt, tủ lạnh, …), dịch vụ thương mại điện tử…

b. Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Tiềm năng:

+ Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học – công nghệ và cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại.

+ Có bề dày kinh nghiệm, phương pháp quản lí kinh tế, hệ thống pháp chế hoàn chỉnh.

+ Có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển, khẳng định vai trò điều tiết vĩ mô.

- Thách thức:

+ Khủng hoảng kinh tế: tài chính, năng lượng, lương thực, suy thoái môi trường sinh thái,...

+ Thiết chế dân chủ còn nhiều vấn đề bất ổn. + Nhiều cuộc phản kháng xã hội vẫn bùng nổ mạnh mẽ.

+ Vấn đề an ninh phi truyền thống đặt ra nhiều thách thức cho mọi quốc gia dân tộc. 

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản, kiến thức trọng tâm lịch sử chân trời bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản, nội dung chính bài Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Bình luận

Giải bài tập những môn khác