Tóm tắt kiến thức hoạt động trải nghiệm 8 chân trời bản 2 chủ đề 1: Rèn luyện một số nét tính cách cá nhân
Tổng hợp kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 1: Rèn luyện một số nét tính cách cá nhân. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu một số nét tính cách cá nhân
a. Gọi tên một số nét tính cách và mô tả các nét tính cách đó.
Nét tính cách tích cực sẽ là nét tính cách được thể hiện phù hợp với hoàn cảnh và mang lại kết quả tích cực.
b. Chia sẻ một số nét tính cách của người bạn mà em yêu thích
Mỗi người có những nét tính cách khác nhau, có những nét tính cách mình thích nhưng người khác không thích, có một số nét tính cách mà phần lớn mọi người đều thích.
c. Chỉ ra một số nét tính cách tích cực và chưa tích cực của bản thân
- Xác định được những tính cách tích cực giúp HS phát huy được thế mạnh và tự tin hơn trong cuộc sống.
- Khi phát hiện những tính cách chưa tích cực, HS nhận biết và tìm ra cách phù hợp để điều chỉnh nó.
d. Chia sẻ ảnh hưởng của những nét tính cách đến học tập và các mối quan hệ
Tính cách cá nhân ảnh hưởng rất lớn tới các mối quan hệ và công việc của bản thân mỗi người. Tùy theo từng tính cách mà nó sẽ mang lại kết quả tốt hay xấu.
e. Trao đổi cách khắc phục nét tính cách chưa tích cực của bản thân
- Gọi tên tính cách muốn khắc phục
- Xác định những biểu hiện cơ bản của tính cách đó
- Xác định cách khắc phục những biểu hiện ấy
- Tự ghi nhận cho sự cố gắng của bản thân và quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra.
Nhiệm vụ 2. Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân
a. Chỉ ra những thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trong các tình huống
Cảm xúc của một người có thể đang bình thường nhưng khi gặp tình huống trong cuộc sống, cảm xúc của mỗi người sẽ thay đổi.
b. Chia sẻ những tình huống trong cuộc sống khiến em thay đổi cảm xúc
Những cảm xúc của chúng ta được biểu lộ qua biểu cảm gương mặt, lời nói, cách xử sự và hành động. Đôi khi những cảm xúc quá mạnh mẽ, không được đặt đúng hoàn cảnh sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Và đó chính là lý do bất kỳ ai cũng cần đến kỹ năng làm chủ cảm xúc.
Nhiệm vụ 3. Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
a. Chia sẻ về cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân
- Giải tỏa cảm xúc tiêu cực:
+ Thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều.
+ Tách mình ra khỏi không gian, đối tượng gây cho mình cảm xúc tiêu cực.
+ Tâm sự, chia sẻ với người đáng tin cậy.
+ Nghe, đọc những câu chuyện truyền cảm hứng; nghe nhạc; viết nhật kí;....
+ Tập thể dục cường độ vừa phải.
+ Dành thời gian nghỉ ngơi.
+ Viết nhật kí.
+ Chấp nhận cảm xúc tiêu cực.
+ Sử dụng các loại thực phẩm và vitamin giúp giảm cảm xúc tiêu cực.
+ Uống nước mát, hít thật sâu và đếm từ 1 đến 10.
- Tạo cảm xúc tích cực:
+ Tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội với nhóm bạn.
+ Tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
+ Tạo niềm vui cho mình và mọi người.
+ Làm những việc theo sở thích.
+ Dành thời gian để nói chuyện với những người có suy nghĩ tích cực.
+ Xác định các mặt tiêu cực của bản thân và cố gắng điều chỉnh.
+ Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
+ Thư giãn bằng các hoạt động: đọc sách, thiền, đi bộ hoặc ra ngoài chơi với bạn bè.
+ Nghe nhạc không lời.
Nhiệm vụ 4: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề
1. Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề
a. Chia sẻ những khó khăn trong giải quyết vấn đề mà em gặp phải và cách em đã xử lí
Trong quá trình hoàn thiện bản thân, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Vì vậy, mỗi người cần bình tĩnh và tìm ra các giải pháp hợp lí để giải quyết vấn đề.
2. Trao đổi về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp những khó khăn mà em không tự giải quyết được
+ Cách chia sẻ khi gặp người hỗ trợ:
• Trình bày khó khăn mà em gặp phải.
• Nói rõ điều em mong muốn.
• Lắng nghe những ý kiến tư vấn, hỗ trợ.
• Lắng nghe với thái độ cầu thị và mong muốn nhờ giúp đỡ.
+ Lưu ý khi xin hỗ trợ từ ai đó:
• Trung thực, lịch sự, khéo léo, thuyết phục.
• Thể hiện người mà bạn muốn xin sự giúp đỡ là người bạn tin tưởng và tôn trọng.
• Cho họ thấy bạn thực sự cần sự giúp đỡ đó.
• Nói lời cảm ơn sau khi nhận được sự giúp đỡ từ người đó.
3. Đóng vai nhân vật ở các tình huống để tìm kiếm người hỗ trợ phù hợp khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề
HS phải luôn chủ động và tìm sự hỗ trợ khi cần để giải quyết tốt các vấn đề gặp phải.
+ Nghe những câu chuyện truyền cảm hứng.
Nhiệm vụ 5: Đánh giá kết quả trải nghiệm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
1. Tự đánh giá: Đánh dấu ✔ với mỗi nội dung em tự đánh giá theo gợi ý dưới đây:
Tổng kết: …………………… 2. Ý kiến của các thành viên trong nhóm dành cho em: …………………………………………………………………………………………………………… 3. Ý kiến của giáo viên: …………………………………………………………………………………………………………… 4. Ý kiến của bố mẹ, người thân: …………………………………………………………………………………………………………… |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận