Tóm tắt kiến thức hoạt động trải nghiệm 11 bản 2 chân trời chủ đề 2: Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 11 bản 2 chân trời chủ đề 2: Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn

a. Tổ chức cuộc thi “Ai nhanh hơn”

- Các việc làm phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô:

+ Hỏi thăm thầy cô về sức khỏe, công việc, gia đình,..

+ Ứng xử lễ phép với thầy cô;

+ Hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao;

+ Nhờ thầy cô tư vấn về học tập, hướng nghiệp, tình cảm,...

+ Gửi lời chúc và bày tỏ lòng biết ơn thầy cô vào dịp lễ, Tết;

+ Mời thầy cô tham gia vào các hoạt động văn nghệ, thể thao,...

- Các việc làm phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn:

+ Hướng dẫn các bạn học chưa tốt;

+ Giúp đỡ các bạn có gia đình khó khăn;

+ Hỏi thăm khi các bạn bị ốm;

+ Tham gia các hoạt động thể thao cùng các bạn;

+ Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ cùng các bạn;

+ Học hỏi, tiếp thu những việc làm tốt từ các bạn;

+....

b. Trao đổi về những việc làm để phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn

Một số cách để phát triển mối quan hệ với thầy cô:

- Tích cực phát triển xây dựng bài;

- Luôn hoàn thành bài tập được giao;

- Chấp hành đúng, tuân thủ nội quy lớp học;

- ...

Một số cách để phát triển mối quan hệ với bạn bè:

- Mời bạn cùng học, cùng tham gia hoạt động, cùng chơi và thực hiện các sở thích chung;

- Lắng nghe và dành cho nhau những lời khuyên tốt đẹp,

- Thể hiện thái độ thân thiện, cởi mở và hòa đồng với bạn,

- Khen ngợi và khích lệ những điểm mạnh, thành tích mà bạn đạt được.

- ...

c. Thực hành phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn trong các tình huống

Để duy trì và phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn, mỗi HS cần chủ động, tích cực thực hiện những cách đã được tìm hiểu

d. Chia sẻ cảm xúc trong một tình huống mà em đã phát triển được mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô hoặc các bạn

Khi đã làm chủ và phát triển được các mối quan hệ một cách tốt đẹp thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên vui vẻ, hạnh phúc và tích cực hơn.

2. Làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường

a. Thảo luận về các cách để làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường

Các cách để làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường:

- Chủ động kết bạn;

- Hiểu cảm xúc của bản thân và các bạn để ứng xử phù hợp;

- Từ chối những yêu cầu hay lời mời không phù hợp;

- Không để các mối quan hệ với bạn gây ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống;

- ...

b. Thực hành làm chủ mối quan hệ với bạn trong các tình huống

Làm chủ mối quan hệ với các bạn giúp HS làm chủ được bản thân, giúp cho mọi người gần gũi hơn, không xảy ra những hiểu nhầm và tình huống không phù hợp xảy ra, làm ảnh hưởng tới mối quan hệ đó.

3. Làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ qua mạng xã hội

a. Xác định lợi ích và nguy cơ có thể gặp phải khi kết bạn qua mạng xã hội

Lợi ích của việc kết bạn qua mạng xã hội:

- Tạo sự thư giãn, giảm căng thẳng.

- Có thêm bạn mới.

- Chia sẻ chuyện vui.

- Chia sẻ những điều tích cực trong cuộc sống.

Nguy cơ của việc kết bạn qua mạng xã hội:

- Bị mạo danh.

- Bị quấy rối, đe dọa.

- Bị làm nhục, ảnh hưởng đến danh dự.

- Mất thời gian và dễ bị sao nhãng học tập.

b. Thảo luận về các biện pháp nhằm làm chủ và kiểm soát mối quan hệ qua mạng xã hội 

Một số cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ qua mạng xã hội:

- Chọn bạn để kết bạn trên mạng xã hội:

+ Là người quen biết;

+ Hạn chế kết bạn với người lạ, người nước ngoài;

-  Không chia sẻ những hình ảnh nhạy cảm, thông tin quan trọng của bản thân lên mạng xã hội:

+ Không đưa thông tin cá nhân: số điện thoại, email, địa chỉ trường lớp, nhà ở lên mạng xã hội cho những người bạn trên mạng xã hội mới quen. + Không chia sẻ, gửi ảnh nhạy cảm của mình cho bạn bè trên mạng xã hội.

- Huỷ kết bạn và chặn tài khoản của những bạn bè trên mạng xã hội có ý đồ quấy rối, bắt nạt mình:

+ Hạn chế nói chuyện, chia sẻ với những người mới kết bạn trên mạng xã hội.

+ Huỷ kết bạn và chặn tài khoản khi họ bắt nạt mình.

- Không chia sẻ, bình luận, nhắn những thông tin nhằm mục đích bôi nhọ, làm nhục người khác trong nhóm bạn bè trên mạng xã hội:

+ Chú ý đến những nội dung khi chia sẻ, bình luận với những người bạn trên mạng xã hội.

+ Không tham gia nhóm, nhắn tin bôi nhọ, làm nhục người khác.

+ Khi tham gia nhóm có dấu hiệu bị bắt nạt hoặc có ý đồ xấu hãy rời nhóm, xóa và chặn nhóm đó.

- Báo với thầy cô, bố mẹ, người thân khi bị bắt nạt, tấn công qua mạng xã hội. Khi nhận thấy bạn bè qua mạng xã hội bắt nạt, tấn công hãy báo với bố mẹ, thầy cô và lực lượng chức năng.

c. Đóng vai xử lí tình huống thể hiện cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ trên mạng xã hội của em

HS phải luôn cân nhắc, kiểm soát các mối quan hệ trên mạng xã hội để tránh những trường hợp xấu ảnh hưởng tới bản thân.

d. Chia sẻ cách mà em đã làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ qua mạng xã hội

- Làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ qua mạng xã hội giúp HS có phương án kịp thời và phù hợp trước những tình huống xấu xảy ra.

- Có thêm được những người bạn tốt.

- Phát triển thêm nhiều mối quan hệ

4. Quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau

a. Xác định nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến cảm xúc trong giao tiếp và cách quản lí cảm xúc

Những nguyên nhân ảnh hưởng đến cảm xúc:

- Hiệu quả công việc tốt;

- Nhận được món quà bất ngờ;

- Được người khác khen ngợi;

- Bị công kích;

- Bị hiểu nhầm;

- Bị chỉ trích, chê bai;

- ...

Những cảm xúc có thể xảy ra:

- Vui sướng;

- Phấn khích;

- Tức giận;

- Thất vọng;

- Buồn bã;

- ...

Những cách để quản lí cảm xúc:

- Thể hiện niềm vui sướng phù hợp với bối cảnh;

- Thể hiện sự phấn khích ở mức độ hợp lí;

- Hít thở sâu và lắng nghe nhịp tim, hơi thở của bản thân để điều hòa;

- Không nghĩ đến nguyên nhân làm mình tức giận;

- ...

Kĩ thuật hít thở sâu:

1. Ngồi trong tư thế thoải mái, lưng thẳng, đầu thẳng,...

2. Hai tay đặt lên đầu gối bản hoặc bụng để cảm nhận khi vào và ra.

3. Hít thở đều đặn.

4. Tiếp theo, hít vào bằng mũi chậm và sâu...

5. Nín thở, tạm dừng một hoặc hai giây.

6. Từ từ thở ra bằng miệng...

7. Làm điều này vài lần cho đến khi minh có nhịp thở êm dịu.

b. Thực hành quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong các trường hợp

Để trở thành một người điềm tĩnh trong mọi tình huống, chúng ta cần thực hành quản lí cảm xúc một cách phù hợp nhất, luyện tập ứng xử hợp lí.

c. Chia sẻ những tình huống mà em quản lí được cảm xúc và ứng xử hợp lí với người thân, thầy cô, các bạn

- Quản lí cảm xúc và ứng xử tốt giúp HS làm chủ được các mối quan hệ với người thân, thầy cô và các bạn.

- Được tất cả mọi người yêu quý và tôn trọng.

- Luôn điềm tĩnh trước mọi tình huống.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức chủ đề 2: Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ, kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 11 bản 2 chân trời chủ đề 2: Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ, nội dung chính chủ đề 2: Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác