Tóm tắt kiến thức Địa lý 8 kết nối bài Chủ đề chung 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 8 kết nối tri thức Chủ đề chung 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ CHUNG 2: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ
LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
1. VỊ TRÍ, PHẠM VI CÁC VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
- Bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
- Vùng biển của Việt Nam mở rộng ra tới ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông với diện tích khoảng 1 triệu km2 (gấp hơn ba lần diện tích phần đất liền).
- Có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở giữa Biển Đông.
2. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
Đặc điểm môi trường vùng biển đảo | Tài nguyên vùng biển đảo |
- Chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt. Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô. | - Tài nguyên sinh vật: nhiều loài có giá trị kinh tế cao, hằng năm có thể khai thác 1,6 – 1,7 triệu tấn cá, 60 – 70 nghìn tấn tôm, 30 – 40 nghìn tấn mực. |
- Chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái (nhất là rạn san hô, cỏ biển,…) bị suy thoái,… | - Tài nguyên khoáng sản: nguồn muối vô tận, các khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như: dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thủy tinh, ti-tan. - Tài nguyên du lịch biển đảo đặc sắc, đa dạng. |
3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
Thuận lợi | |
Phát triển kinh tế | Tài nguyên biển phong phú, đa dạng thuận lợi để phát triển tất cả các ngành kinh tế biển: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển đảo. |
Bảo vệ chủ quyền biển đảo | - Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lí để các nước khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển. - Việt Nam đã xây dựng được hệ thống luật và pháp luật làm cơ sở để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước trên Biển Đông, như: Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Biên giới Quốc gia năm 2003,... - Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), kí một số thoả thuận và hiệp định về phân định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng như Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a năm 2003, Thoả thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xi-a năm 1992,... - Tình hình an ninh, chính trị khu vực Đông Nam Á ngày càng ổn định, các nước ASEAN ngày càng đồng thuận trong cách ứng xử của các bên trên Biển Đông. |
4. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Các giai đoạn | Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam |
Thời tiền sử | - Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… - Biểu hiện: cư dân Việt cổ có những hoạt động đánh bắt hải sản cũng như giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng và trong khu vực. |
Từ khoảng TK VII TCN – TK X | - Thời kì ra đời và phát triển các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam. + Biểu hiện: cư dân tiếp tục sinh sống và khai thác biển. Trong khoảng hơn một nghìn năm Bắc thuộc người Việt ở phía bắc vừa đấu tranh giành độc lập, vừa duy trì và thực thi chủ quyền biển đảo qua khai thác biển đảo. |
Từ TK X – TK XV | - Thời kì các nhà nước phong kiến ra đời và phát triển. - Biểu hiện: + TK X: cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp và đấu tranh chống ngoại xâm. + TK XI - XIV: Thời Lý - Trần xây dựng cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thành thương cảng và quân cảng, đóng góp lớn vào chiến thắng chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt. Các cửa biển khác cũng trở thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài. + TK XV: Thời Lê sơ (Đại Việt) tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía Nam, duy trì các thương cảng và việc buôn bán với nước ngoài, giữ vững chủ quyền trên đất liền cũng như biển đảo. Vương triều Vi-giay-a (Chăm-pa) tiếp tục phát triển thương mại đường biển qua các thương cảng. |
Từ TK XVI – cuối TK XIX | - Đất nước chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài. - Biểu hiện: Các cảng thị, đô thị cổ đều hướng ra biển, giao thương mở rộng với các nước trong khu vực và cả các nước châu Âu. + Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong tiếp tục thực thi việc xác lập chủ quyền biển đảo qua các việc như: khuyến khích việc khai khẩn vùng đất phía Nam và đưa dân đến khai phá, lập nghiệp; xây dựng thành luỹ, tổ chức phòng thủ ven biển, lập đội quân canh giữ biển đảo. + Triều Tây Sơn tiếp tục việc tổ chức khai thác quần đảo Hoàng Sa và thực hiện chủ quyền biển đảo. + Triều Nguyễn (1802 – 1884): củng cố chủ quyền biển đảo qua việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, đo thuỷ trình, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam. - Từ 1884 đến 1945, Pháp cai trị Việt Nam và đại diện quyền lợi trong quan hệ đối ngoại, tiếp tục thực thi chủ quyền biển đảo. - Từ sau 1945 đến nay, nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử tiếp tục đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận