Tóm tắt kiến thức địa lí 6 chân trời bài 13: Thời tiết và khí hậu các dưới khí hậu trên trái đất
Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lí 6 chân trời sáng tạo bài 13: Thời tiết và khí hậu các dưới khí hậu trên trái đất. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
1. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
- Mặt trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt độ chủ yếu cho Trái đất. Mặt đất hấp thu năng lượng nhiệt của Mặt trời, bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên. Độ nóng hay lạnh đó là nhiệt độ của không khí.
+ Dụng cụ để đo nhiệt độ của không khí là nhiệt kế.
- Cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày là: được tính bằng trung bình cộng của những lần đo trong ngày.
+ Số lần đo nhiệt độ không khí trong ngày phổ biến là bốn lần đo vào lúc 1h, 7h, 13h, 19h.
- Nhiệt kế Hình 13.1 chỉ 25 độ.
- Nhiệt độ không khí trung bình ngày 25 tháng 7 năm 2019 tại trạm Láng là: (27 + 27 + 32+ 30)/4 = 29°C
2. SỰ THAY ĐỔI CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT THEO VĨ ĐỘ
- Tia sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt cong của Trái Đất. Ở vùng vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt Trái đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt. Ở vùng vĩ độ thấp, góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên mặt đất nhận được nhiều nhiệt hơn.
- So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới: Nhiệt độ trung bình năm của Xing-ga-po là cao nhất (28,3), nhiệt độ trung bình năm của Na Uy là thấp nhất (2,5).
- Rút ra sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái đất theo vĩ độ: không khí ở vùng có vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao.
3. ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ, MÂY VÀ MƯA
- Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa là hơi nước.
+ Hiện tượng mây: Mây được tạo thành khi hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh rồi ngưng tụ thành những hạt nước li ti tạo ra những đám mây.
+ Hiện tượng mưa: hơi nước trong các đám mây tiếp tục ngưng tụ, các hạt nước to dần và đủ nặng thì hạt nước rơi trở lại mặt đất tạo thành mưa.
- Không khí chứa hơi nước. Ở mỗi nhiệt độ khác nhau, 1m3 không khí chứa được một lượng hơi nước tối đa khác nhau. Khi không khí đã chứa một lượng hơi nước tối đa thì không khí đã đạt đến trạng thái bão hoà hơi nước.
+ Ẩm kế là dụng cụ dùng để đo độ ẩm không khí.
4. THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU
- Thời tiết là các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió, nhiệt độ,... xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương.
- Khí hậu ở một địa phương là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết của địa phương đó theo một quy luật nhất định.
- Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình năm cao. Hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô.
- Điểm giống và khác nhau của thời tiết và khí hậu:
+ Giống nhau:
Đều là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng tự nhiên như nắng, mưa, bão, sét, sương mù, mây,…
Đều là những hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương cụ thể, một vùng nhất định trên Trái đất.
- Khác nhau:
+ Thời gian: Những hiện tượng khí tượng của thời tiết diễn ra trong một thời gian ngắn, còn khí tượng của khí hậu thì chúng diễn ra trong một khoảng thời gian dài, lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định.
+ Về quy mô ảnh hưởng: thời tiết có phạm vi nhỏ, hẹp còn với khí hậu thì có phạm vi phân bố lớn hơn, rộng hơn gấp nhiều lần.
+ Thời tiết dễ thay đổi còn đối với khí hậu thì luôn ổn định ở một vùng, miền nhất định.
5. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT
- Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa khí hậu và hình thành các đới khí hậu: sự phân bố nhiệt và ánh sáng Mặt trời trên bề mật Trái đất không đều.
- Các đới khí hậu trên Trái đất: 1 đới khí hậu nhiệt đới, 2 đới khí hậu ôn đới, 2 đới khí hậu hàn đới.
- Nhóm 1: Đới khí hậu nhiệt đới là khu vực nằm giữa hai đường chí tuyến Bắc và Nam, hấp thụ được lượng nhiệt lớn từ Mặt trời. Thời gian chiếu sáng trong năm ít chênh lệch nên quanh năm nóng. Gió thổi thường xuyên là gió mậu dịch, lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến 2.000 mm.
- Nhóm 2: Đới khí hậu ôn đới ở hai nửa cầu nằm giữa các đường chí tuyến đến vòng cực. Đây là khu vực có lượng nhiệt nhận được từ Mặt trời ở mức trung bình. Thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau nhiều nên có các mùa rõ rệt. Gió thổi thường xuyên là gió tây ôn đới, lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến 1.500 mm.
- Nhóm 3: Đới khí hậu hàn đới kéo dài từ hai vòng cực đến cực. Do nhận được lượng nhiệt ít nên đây là khu vực quanh năm lạnh giá, băng tuyết bao phủ, chênh lệch giữa ngày và đêm lên đến 24 giờ. Gió đông cực là gió thối thường xuyên; lượng mưa trụng bình năm thấp (dưới 500 mm).
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận