Tóm tắt kiến thức địa lí 11 kết nối bài 27 Kinh tế Trung Quốc

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lí 11 kết nối tri thức bài 27 Kinh tế Trung Quốc. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 27: KINH TẾ TRUNG QUỐC

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

1. ĐẶC ĐIỂM VÀ VỊ THẾ CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC

- Đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc:

+ Có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). 

+ Quy mô GDP tăng nhanh liên tục và tốc độ tăng GDP luôn ở mức cao. 

+ Nền kinh tế có những thay đổi về cơ cấu GDP theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 

+ Tổng kim mạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, Trung Quốc là một trong số các quốc gia có nền thương mại đứng đầu thế giới. 

+ Là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn. 

- Vị thế nền kinh tế Trung Quốc:

+ Trung Quốc là nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai thế giới, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 

+ Tác động lớn tới thế giới thông qua vai trò và các hoạt động (xuất nhập khẩu, đầu tư…) và là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.  

2. NGUYÊN NHÂN

- Trung Quốc có nguồn lực tự nhiên đa dạng, phong phú là tiền đề để phát triển kinh tế; nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao là nhân tố quyết định đến việc tiếp nhận công nghệ mới từ nước ngoài. 

- Cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường rộng lớn và năng động tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế. 

- Nhà nước có các chính sách, chiến lực phát triển kinh tế - xã hội năng động, điều chỉnh phương thức phát triển kịp thời qua các giai đoạn khác nhau; Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế để thu hút FDI. 

- Trung Quốc rất chú trọng ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

II. MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ

1. Sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp Trung Quốc

- Sự phát triển

+ Trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc, chiếm hơn 60% giá trị sản xuất nông nghiệp. Cây lương thực giữ vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt. Ngoài ra, Trung Quốc còn trồng nhiều loại cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả. 

+ Ngành chăn nuôi cũng được quan tâm phát triển.

- Phân bố

+ Trồng trọt: 

  • Lúa mì được trồng chủ yếu ở đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc; lúa gạo được trồng chủ yếu ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam. 

  • Cây ăn quả được trồng chủ yếu ở vùng đồi núi thấp phía đông nam 

+ Chăn nuôi lợn chủ yếu ở các vùng đồng bằng; cừu được chăn thả ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và ở khu tự trị phía Tây. 

2. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp Trung Quốc

- Sự phát triển: Sản lượng gỗ tròn khai thác đứng thứ ba thế giới, đẩy mạnh trồng rừng để tăng tỉ lệ che phủ rừng. 

- Phân bố: Phân bố chủ yếu ở vùng đông bắc, đông, nam và đông nam.

3. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản Trung Quốc

- Sự phát triển: Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đứng đầu thế giới, nuôi trồng thủy sản tăng trưởng nhanh. 

- Phân bố: Các ngư trường ở biển Hoàng Hải, Hoa Đông….


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 27 Kinh tế Trung Quốc, kiến thức trọng tâm địa lí 11 kết nối bài 27 Kinh tế Trung Quốc, nội dung chính bài 27 Kinh tế Trung Quốc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác