Soạn VNEN GDCD 6 bài 9: Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Soạn VNEN GDCD 6 bài 9: Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - Sách VNEN GDCD lớp 6 trang 77. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Tìm hiểu ý nghĩa của lời ca và cảm nhận giai điệu bài hát

a. Học sinh cả lớp hát bài Đi học

b. Nêu cảm xúc của em sau khi hát bài Đi học. Nội dung bài hát thể hiện điều gì?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

1. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi:

  • Lạc đã thực hiện những quyền gì của mình? Quyền này được thể hiện qua các chi tiết nào trong câu chuyện trên?
  • Lạc đã thực hiện việc học tập của mình như thế nào? Hãy lấy dẫn chứng trong câu chuyện để minh họa
  • Qua câu chuyện trên, em học tập được ở bạn Lạc điều gì?

2. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập

Thảo luận nhóm theo các câu hỏi dưới đây và hoàn thành phiếu bài tập:

  • Vì sao chúng ta phải học tập? Học tập để làm gì?
  • Nếu không học sẽ bị thiệt thòi như thế nào?
Ý nghĩa của việc học tập
Đối với bản thânĐối với gia đìnhĐối với xã hội
   

3. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Câu hỏi:

Quyền:

  • Theo em, những ai có quyền học tập?
  • Hãy kể các hình thức học tập mà em biết
  • Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền học tập của mình như thế nào?

Nghĩa vụ:

  • Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong học tập?
  • Theo em, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các gia đình được thể hiện như thế nào để đảm bảo quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

4. Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập:

Em tán thành hay không tán thành các ý kiến sau đây về nghĩa vụ học tập? Giải thích tại sao?

Nghĩa vụ học tậpTán thànhKhông tán thànhGiải thích
1. Tự học, tích cực tham gia các hoạt động học tập trong nhà trường   
2. Hoàn thành các nhiệm vụ học tập   
3. Chỉ việc học, không cần giúp đỡ công việc gia đình   
4. Đi học đầy đủ đúng giờ   
5. Chỉ cần biết chữ không cần hoàn thành bậc Tiểu học   

b. Em đã thực hiện tốt quyền học tập của mình chưa? Hiện nay, em có gặp khó khăn gì trong việc thực hiện quyền học tập của em? Em đã có biện pháp khắc phục các khó khăn đó như thế nào?

c. Hãy nêu những biểu hiện tốt và chưa tốt của học sinh hiện nay trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, sau đó điền vào bảng mẫu:

Hành vi thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tậpHành vi thực hiện chưa tốt quyền và nghĩa vụ học tập
  

II. Tìm hiểu quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

1. Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi (trang 81, 82 sgk)

Câu hỏi:

  • Trong câu chuyện trên, em Đức đã bị xâm phạm các quyền nào? Hãy gạch chân từ và cụm từ thể hiện sự vi phạm những quyền đó?
  • Em hãy nhận xét hành vi của H và C?
  • Nếu là người chứng kiến hành vi của H và C, em sẽ làm gì?
  • Theo em, hành vi của H và C có bị xử lí theo pháp luật không và sẽ bị xử lí như thế nào?

2. Tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

Câu hỏi:

  • Theo quy định của pháp luật, công dân bị bắt, bị giam giữ trong những trường hợp nào?
  • Đối với các trường hợp vi phạm quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?

3. Nhận định các biểu hiện của hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

a. Em có thực hiện các hành vi được mô tả trong bảng sau đây không?

Chọn câu trả lời: "Thường xuyên/ thỉnh thoảng/ Không bao giờ" tương ứng với mỗi câu trong bảng:

Bạn có bao giờThường xuyênThỉnh thoảngKhông bao giờ
1. Đánh em nhỏ ở nhà   
2. Cô lập hoặc tẩy chay bạn bè   
3. Hăm dọa em nhỏ hoặc bạn bè bằng lời nói   
4. Tát/ véo/ đá/ xô đẩy em nhỏ   
5. Chỉ trích em nhỏ hoặc người khác xấu xí/ quá cân/ ngu dốt hoặc nói xấu bạn   
6. Tung tin với cả lớp rằng bạn ngồi cạnh lấy cắp đồ của mình, khi bị mất đồ   

c. Em cùng các bạn trong nhóm thảo luận và nêu ví dụ về các hành vi bảo vệ và hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân vào bảng mẫu dưới đây:

Phạm viHành vi bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dânHành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
Trong gia đình  
Trong nhà trường  
Ngoài xã hội  

III. Tìm hiểu quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

1. Cùng chia sẻ

  • Em cảm nhận như thế nào khi ai đó đọc trộm nhật kí của em?
  • Em rất tò mò muốn biết bạn nghĩ gì về em hoặc về các bạn khác và em cho là bạn đó sẽ viết trong nhật ký. Em biết chỗ bạn hay để nhật kí. Vậy em có quyết định đọc trộm nó không? Vì sao?

2. Tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân và trả lời câu hỏi

  • Tại sao thư tín, điện thoại, điện tín của công dân cần được bảo đảm an toàn và bí mật?
  • Trong những trường hợp nào thì bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân bị công bố?
  • Người có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác sẽ bị xử lí như thế nào?
  • Tại sao không được sử dụng hình ảnh cá nhân khi không có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc đại diện pháp luật của họ?
  • Quy định của pháp luật về việc vi phạm quy định về sử dụng hình ảnh?

3. Tìm hiểu ý nghĩa của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Đọc các tình huống dưới đây và hãy tưởng tượng em là nhân vật trong tình huống, em có suy nghĩ và ứng xử như thế nào với mỗi trường hợp cụ thể

  • Tình huống 1: Nếu em bị bạn nghe trộm cuộc điện thoại, em sẽ làm gì?
  • Tình huống 2: Khi bố mẹ đi vắng, làm thế nào để không bị thất lạc thư gửi cho bố mẹ?

Câu hỏi:

  • Khi thư tín, điện tín của mình bị xâm phạm, chúng ta phải làm gì? 
  • Thảo luận và viết ra ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

C. Hoạt động luyện tập

1. Giải quyết tình huống giả định

Em hãy tưởng tượng mình trong các tình huống dưới đây. Em sẽ xử sự như thế nào? Tại sao?

  • Tình huống 1: Nếu em đến trường, luôn bị một nhóm bạn bắt nạt đe dọa, điều này ảnh hưởng đến tinh thần của em, em làm thế nào?
  • Tình huống 2: Nếu em thấy một người bị người khác nói xấu, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm em sẽ khuyên cả hai người như thế nào?
  • Tình huống 3: Giả sử có ai đó nói rằng em đã vi phạm nội quy nhà trường, em cho rằng em chưa vi phạm nhưng họ đã dùng mọi cách để bắt em phải nhận lỗi. Em sẽ làm gì?

2. Điền vào ô trống trong bảng:

Cột bên trái là hành vi thực hiện đúng hoặc vi phạm quyền của công dân. Em hãy xác định tên các quyền tương ứng với mỗi hành vi vào bảng mẫu sau:

Hành viThực hiện đúng quyềnVi phạm quyền
1. Ngoài học văn hóa, Minh còn học đàn Piano  
2. Do nợ tiền, một học sinh bị chủ quán điện tử nhốt từ sáng đến chiều trong quán  
3. Lái xe đâm vào người đi đường rồi bỏ chạy  
4. Nghi ngờ bạn nói xấu mình rồi đánh bạn  

3. Hoàn thành phiếu bài tập

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là sai?

A. Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể

B. Chỉ cần giữ gìn tính mạng cho mình, người khác thì kệ họ

C. Bênh vực bạn khi bạn bị bắt nạt

D. Chỉ chăm chú học tập, ngoài ra không làm bất cứ việc gì

E. Vu oan cho người khác để trả thù

G. Báo cho thầy/ cô giáo biết về bạn bỏ học đi chơi

4. Thi xử lí nhanh tình huống:

  • Tình huống 1: Trên đường đi học về, một người lạ mặt bỗng dưng chặn xe ngang đường và yêu cầu em đi theo họ. Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống đó?
  • Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, không may em giẫm vào chân một bạn. Bạn liền quay lại đánh em. Em sẽ ứng xử như thế nào?

6. Nhận biết các hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với những hành vi em cho là vi phạm hoặc không vi phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Hành viVi phạm quyềnKhông vi phạm quyền
1. Giúp cô giáo mang thư về nhà cho bố mẹ mà em không đọc trước  
2. Xem trộm tin nhắn trong điện thoại của bố mẹ  
3. Nói chuyện điện thoại oang oang nơi công cộng mà mọi người nghe được hết thông tin  
4. Đọc trước thư của người khác xong dán lại như cũ mà không ai biết  

7. Đọc và trả lời câu hỏi:

Ông An có hành vi vi phạm pháp luật bị cơ quan điều tra bắt tạm giam. Trong thời gian tạm giam để phục vụ điều tra, ông An nhận được nhiều thư từ gia đình gửi vào trại tạm giam. Cơ quan công an đã bóc toàn bộ thư của ông An để xem nội dung trước khi đưa cho ông An.

Câu hỏi: 

  • Hành động bóc mở thư của cơ quan điều tra là đúng hay sai? 
  • Trong những trường hợp như thế nào pháp luật quy định được phép bóc, mở, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
Từ khóa tìm kiếm: VNEN GDCD 6 bài 9, bài 9 quyền và nghĩa vụ công dân, bài 9 trang 77 VNEN GDCD 6, giải GDCD 6 sách VNEN chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều