Soạn văn 8 VNEN bài 4: Lão Hạc

Giải bài 4: Lão Hạc- Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 24. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Qua việc đọc tác phẩm ở nhà, theo em, có thể đổi tên truyện Lão Hạc thành Con chó vàng được không? Vì sao?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: LÃO HẠC

2. Tìm hiểu văn bản

a. Tóm tắt gia cảnh của lão Hạc. Theo em cậu Vàng có ý nghĩa như thế nào với lão Hạc? Chi tiết nào cho em biết điều đó?

b. Phân tích diễn biến tâm trạng của lão xung quanh việc bán chó và sắp xếp cho cuộc đời mình. Qua cách miêu tả của nhà văn về tâm trạng của lão Hạc, em thấy con người này là người như thế nào?

c. Hoàn thành phiếu học tập sau để thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật:" tôi" về lão Hạc. Qua đó, em thấy thái độ tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc như thế nào?

Câu văn cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật “tôi” về lão Hạc

Thái độ tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc

 

 

 

 

d. Khi nghe Binh Tư chio biết lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật "tôi" cảm thấy "cuộc đời thật ...đáng buồn", nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, "tôi" lại nghĩ:" Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật "tôi" như thế nào?

e. Khi trao đổi về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc:

Bạn A cho rằng:" Cái hay của truyện được tạo nên từ việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ.

Bạn B lại cho rằng: Cách xây dựng nhân vật mới là thành công của truyện

Em có đồng ý với ý kiến của các bạn không? Theo em, đặc sắc về nghệ thuật của truyện là gì?

3. Tìm hiểu từ tượng hình, từ tượng thanh

a. Đọc đoạn trích sau ( trong Lão Hạc) của Nam Cao và trả lời câu hỏi: ( Đoạn trích trong sách vnen ngữ văn 8 tập 1 trang 34)

(1) Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật sự việc; từ ngữ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người?

(2) Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và văn tự sự?

(3) Từ đó, hãy cho biết thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh và tác dụng của chúng trong văn miêu tả và tự sự

4. Liên kết các đoạn văn trong văn bản.

a. Hai đoạn văn sau có mỗi liên hệ gì không? Tại sao?

Trước sân trường làng Mỹ Lí dày đăch cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Lúc đi ngang qua  làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kình mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

b. Đọc lại hai đoạn văn của Thanh Tinh trả lời câu hỏi:

Trước sân trường làng Mỹ Lí dày đăch cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua  làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kình mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

(1) Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai ?

(2) Theo em cụm từ trên , hai đoạn văn đã Liên hệ với nhau như thêa nào ?

(3) Cụm từ trước đó mấy hôm gọi là phương tiện liên kết đoạn . Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản

c. Đọc các ví dụ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Ví dụ 1:

Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ

(1) Hai đoạn văn trên liệt kê hai khẩu của quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học. Đó là những câu khẩu nào?

(2) Tìm các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên

(3) Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê , ta thường dùng các từ ngữ ccos tác dụng liệt kê . Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có Quan hệ liệt kê ( trước hết, đầu tiên)

Ví dụ 2: 

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua  làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kình mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác, trước mắt tôi làng Mỹ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ

(1) Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên.

(2) Tìm từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn đó.

(3) Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê(trước hết, đầu tiên,...)ự 

Ví dụ 3:

Bấy giờ, khi Bác viết gì cũng đưa cho một đồng chí xem lại, chỗ nào không hiểu thì các đồng chí bảo cho mình sửa chữa.

Nói tóm lại, viết cũng như mọi việc khác, phải có chí, chớ giấu dốt, nhờ tự phê bình mà tiến bộ.

(1) Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trênới đoạn có ý nghĩa khái quát 

(2) Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó

(3) Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa khái quát, ta thường dùng các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc. Hãy kể tiếp các sự việc mang ý nghĩa trên (tóm lại, nhìn chung,....)

Ví dụ 4:

U lại nói tiếp:

Chăn chô giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố con đóng sách cho mà đi học bên anh Thuận

Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! Học thích hơn hay đi chăm nghé thích hơn nhỉ? Thôi, cái gì làm một cái thôi. Thế thằng Các nó vừa chăn trâu vừa học đấy thì sao.

Tìm câu liên kết giữa hai đoạn văn trên. Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết.

d. Từ các ví dụ trên, dùng các từ ngữ gợi ý dưới đây để hoàn thiện bảng thông tin về liên kết các đoạn văn trong văn bản (câu nối, phương tiện liên kết, tổng kết, liệt kê, quan hệ từ, đối lập)

Có thể sử dụng các ....... chủ yếu sau đây để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn:

  • Dùng từ có tác dụng liên kết:..............., đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý............., so sánh,..........,............,khái quát,....
  • Dùng...........

C. Hoạt động luyện tập

1. Hãy triển khai câu chủ đề sau thành một đoạn văn:” Lão Hạc, trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị”

2. Đọc đoạn văn sau và cho biết nhân vật:” tôi” (có thể coi là tác giả) trong tác phẩm Lão hạc có suy nghĩ như thế nào về cách nhìn nhận mọi người xung quanh? Từ đó em có thể rút ra được bài học gì cho bản thân?

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không có tìm mà hiểu họ,thì ta chỉ thấy họ gàn dở,ngu ngốc ,bắn tiền , xấu xa,bỉ ổi...toàn nhưng có để cho ta tàn nhẫn, ko bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ;ko bao giờ ta thương.Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng,buồn đau,ích kỉ che lấp mất. 

3. Tìm và phân tích giá trị của các từ tượng hình tượng thanh trong các câu văn dưới đây:

  • Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rns bưng một bát lớn đến chỗ chỗ chồng nằm.
  • Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
  • Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
  • Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

4. Tìm và phân biệt ý nghĩa của 3 từ tượng thanh tả tiếng cười.

D. Hoạt động vận dụng

Viết bài văn ngắn khoảng 20 câu trình bày cảm nhận của em về người nông dân trong xã hội cũ sau khi học xong hai bài Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc. Phân tích tính liên kết giữa các đoạn trong bài văn em vừa tạo lập

Từ khóa tìm kiếm: giải bài 4 Lão Hạc, Lão Hạc trang 24, bài Lão Hạc sách vnen ngữ văn 6, giải ngữ văn 6 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác