Soạn SBT ngữ văn 11 Chân trời bài 5 Thực hành tiếng Việt

Soạn văn chi tiết, cụ thể SBT ngữ văn 11 tập 1 sách chân trời sáng tạo bài 5 Thực hành tiếng Việt. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này

Câu 1. Trong các lựa chọn dưới đây, lựa chọn nào không phải là đặc điểm của ngôn ngữ viết?

a. Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

b. Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.

c. Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

d. Có thể kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ.

Trả lời:

c. Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

Câu 2. Trong thực tế sử dụng, ngôn ngữ viết có thể được trình bày lại bằng lời nói. Đó là những trường hợp nào? Khi đó, lời nói có nét gì đặc biệt?

Trả lời:

Trong thực tế sử dụng, ngôn ngữ viết có thể được trình bày lại bằng lời nói, chẳng hạn như thuyết trình về một vấn đề đã chuẩn bị, trình bày bài phát biểu đã soạn trước,... Trong những trường hợp này, lời nói tận dụng được ưu thế của ngôn ngữ viết đồng thời vẫn có sự phối hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ để làm tăng hiệu quả biểu đạt.

Câu 3. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:

a. Quá trình trưởng thành của nhân vật chính liên quan đến sự trưởng thành của tất cả các nhân vật khác trong phim, và đặc biệt không một trường đoạn nào mà không liên quan đến nước. Với triết lí nhân bản của nó, nước trở thành hình tượng xuyên suốt “Mùa len trâu”, thành một thứ ngôn ngữ phim truyện riêng, thật độc đáo của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh.

(Theo Nguyễn Thị Minh Thái, Ám ảnh nước trong “Mùa len trâu”)

b. Như vậy, hai lực đối kháng và đồng đẳng xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch hoàn chỉnh một cách cổ điển của Nguyễn Huy Tưởng: nghệ sĩ và nhân dân. Nghệ sĩ, mượn tay vương quyền khẳng định thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Nhân dân, không chấp nhận sự áp đặt giá trị với những đòi hỏi hi sinh từ phía nghệ sĩ, nổi dậy tiêu diệt nghệ sĩ và công trình kì quan của y.

(Theo Phạm Vĩnh Cư, Bản thêm về bi kịch "Vũ Như Tôn”)

Trả lời:

Đặc điểm

Ngôn ngữ viết

Đoạn trích 3a

Đoạn trích 3b 

Phương tiện thể hiện

Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự 

Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự

Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự 

Từ ngữ

Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ địa phương.

Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến phim truyện và nội dung bộ phim Mùa len trâu (trường đoạn, nhân vật, hình tượng, ngôn ngữ phim truyện,...); phù hợp với kiểu văn bản nghị luận; không sử dụng khẩu ngữ và từ địa phương 

Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (xung đột, bi kịch, nghệ sĩ, nhân dân,...); phù hợp với kiểu văn bản nghị luận; không sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

Câu 

Sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.

Sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.

Ví dụ: Với triết lí nhân bản của nó, nước trở thành hình tượng xuyên suốt Mùa len trâu, thành một thứ ngôn ngữ phim truyện riêng, thật độc đáo của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh.

Sử dụng cầu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Nghệ sĩ, mượn tay vương quyền khẳng định bằng thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân.

Câu 4. Điều chỉnh các câu sau đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết:

a. Bầu trời thu qua ngòi bút của tác giả có màu xanh lè xanh lét.

b. Mặc dù công ty chúng tôi đã năm lần bảy lượt đề cập đến việc này nhưng mọi việc vẫn không được giải quyết.

Trả lời:

a. Câu này sử dụng từ ngữ “xanh lè xanh lét” chưa phù hợp với ngôn ngữ viết, có thể thay bằng cụm từ “có màu xanh ngắt”. Bầu trời thu qua ngòi bút của tác giả có màu xanh ngắt.

b. Câu này sử dụng cụm từ “năm lần bảy lượt” chưa phù hợp với ngôn ngữ viết. “Năm lần bảy lượt” là khẩu ngữ, được dùng với nghĩa “(làm việc gì) rất nhiều lần, hết lần này đến lần khác”. Có thể thay bằng cụm từ “nhiều lần” cho phù hợp với ngôn ngữ viết: Mặc dù công ty chúng tôi đã nhiều lần đề cập đến việc này nhưng mọi việc vẫn không được giải quyết.

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Ngữ văn 11 bộ Chân trời, SBT văn 11 CTST, Giải SBT văn 11 CTST

Bình luận

Giải bài tập những môn khác