Soạn SBT ngữ văn 11 Chân trời bài 2 Đọc

Soạn văn chi tiết, cụ thể SBT ngữ văn 11 tập 1 sách chân trời sáng tạo bài 2 Đọc. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này

A. Câu hỏi củng cố kiến thức, kĩ năng theo sách giáo khoa 

Câu 1. Tính thuyết phục của lí lẽ trong văn bản nghị luận nằm ở yếu tố:

a. Soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh.

b. Có cơ sở vững chắc từ lí thuyết và thực tiễn.

c. Lập luận một cách chặt chẽ, đảm bảo đủ cơ sở và kết luận. 

d. Cả ba phương án trên.

Trả lời:

d. Cả ba phương án trên.

Câu 2. Tính thuyết phục của bằng chứng trong văn bản nghị luận không nằm ở yếu tố:

a. Lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, có tính thời sự.

b. Bằng chứng tiêu biểu, xác thực, liên quan đến vấn đề nghị luận.

c. Bằng chứng được kể lại một cách tỉ mỉ, chi tiết.

d. Lựa chọn những chi tiết, sự việc gây ấn tượng, khơi gợi sự đồng cảm.

Trả lời:

c. Bằng chứng được kể lại một cách tỉ mỉ, chi tiết.

Câu 3. Trình bày vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.

Trả lời:

Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự được đưa vào văn bản nghị luận giúp người đọc hình dung về luận đề, bằng chứng trong văn bản. Yếu tố thuyết minh cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa,... của đối tượng cần bàn luận. Yếu tố miêu tả thể hiện các đặc điểm, tính chất nổi bật của con người, con vật, đồ vật, cảnh sinh hoạt,... có liên quan đến vấn đề nghị luận. Yếu tố tự sự thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản. Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận cần đáp ứng mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.

Câu 4. Chọn một văn bản nghị luận mà bạn yêu thích và phân tích nét độc đáo của nhan đề văn bản ấy.

Trả lời:

Văn bản nghị luận mà em yêu thích là Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới - ngắn nhất Chân trời sáng tạo. Qua nhan đề, ta dễ dàng dự đoán được nội dung chính của văn bản, bởi lẽ, nhan đề của bài đã khái quát được nội dung chính của văn bản. Chỉ cần đọc cái tên, tác giả đã dễ dàng khơi gợi cảm xúc nơi người đọc. Tiêu đề của văn bản như một lời kêu gọi hành động, thúc đẩy chúng ta nhận ra sức mạnh của giáo dục để thay đổi cuộc sống và tạo ra một thế giới công bằng hơn. Nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đều có trách nhiệm hỗ trợ giáo dục và truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo để tạo ra sự khác biệt tích cực trong thế giới.

Câu 5. Chỉ ra ít nhất một nét tương đồng và một nét khác biệt về nội dung giữa văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới và Người trẻ và hành trang vào thế kỉ XXI.

Trả lời:

- Nét tương đồng: Hai văn bản đều nói đến những thay đổi và hành trang mà con người cần phải có để chuẩn bị cho tương lai.

- Nét khác biệt: Văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới đề cập đến vấn đề ở bình diện xã hội, cộng đồng, kêu gọi sự thay đổi ở các quốc gia để đảm bảo quyền bình đẳng, hòa bình và giáo dục cho mọi người, đặc biệt là trẻ em gái và những người yếu thế trong xã hội. Văn bản Người trẻ và hành trang vào thế kỉ XXI đề cập đến vấn đề ở bình diện cá nhân, nhấn mạnh những hành trang cần thiết mà người trẻ phải chuẩn bị để thích nghi với sự bất định trong tương lai.

B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

LÒNG TỐT – MÓN QUÀ VÔ GIÁ

Pi-e-rô Phe-ru-chi (Piero Ferrucci)

(Đọc văn bản trong SBT trang 23-24)

Câu hỏi giữa bài:

Câu 1: Câu chuyện được kể trong đoạn này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Câu chuyện được kể trong đoạn này có ý nghĩa như một cách dẫn dắt vào vấn đề muốn lập luận.

Câu 2: Đã bao giờ bạn nhận được một hành động, cử chỉ tốt đẹp khiến bản thân nhớ mãi chưa?

Trả lời:

Một cử chỉ tốt đẹp khiến bản thân em nhớ mãi là: Lần em được bà chăm sóc, bế bồng đi khắp xóm vì em quấy khóc do đau răng.  

Câu hỏi cuối bài:

Câu 1. Vẽ sơ đồ tóm tắt luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Trả lời:

Vẽ sơ đồ tóm tắt luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Câu 2. Bạn ấn tượng nhất với lí lẽ, bằng chứng nào trong văn bản? Nhận xét về sự độc đáo của lí lẽ, bằng chứng đó.

Trả lời:

Lí lẽ ấn tượng nhất trong văn bản là sự kết nối giữa lòng tốt và lợi ích cá nhân. Bằng chứng cho điều này là việc những người giàu lòng nhân ái thường có cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài hơn và họ cũng thành công và hạnh phúc hơn những người khác.

=> Sự độc đáo của lí lẽ này là việc nó khẳng định rằng lòng tốt không chỉ có tác động tích cực trong việc giúp đỡ người khác, mà còn mang lại lợi ích cho chính bản thân ta. Điều này phản ánh một quan niệm rằng ý nghĩa của cuộc sống không chỉ nằm trong việc tích lũy tài sản hay thành công cá nhân, mà còn trong việc trở thành một con người biết chia sẻ yêu thương với mọi người xung quanh.

Câu 3. Nhận xét về nhan đề của văn bản.

Trả lời:

- Nhan đề đã bao quát được nội dung chính của văn bản (ý nghĩa, giá trị của lòng tốt).

- Nhan đề giàu hình ảnh (ví lòng tốt với món quà vô giá), tạo sự sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi hình, gợi tả, khơi gợi được sự đồng cảm nơi người đọc.

Câu 4. Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định thái độ, tình cảm của người viết đối với vấn đề được bàn luận trong văn bản.

Trả lời:

Văn bản được viết ra nhằm thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của lòng tốt, từ đó khuyến khích lan toả lòng tốt trong cuộc sống. Tác giả thể hiện thái độ trân trọng những hành động đẹp thể hiện tình người trong cuộc sống, để cao ý nghĩa, vai trò của lòng tốt trong cuộc sống.

Câu 5. Chỉ ra tác dụng của yếu tố tự sự được sử dụng trong văn bản.

Trả lời:

- Yếu tố tự sự trong văn bản Câu chuyện về bà lão và dì Mi-li-na ở phần đầu văn bản.

- Tác dụng: Tái hiện bằng chứng nhằm làm sáng tỏ luận điểm (lòng tốt giúp mọi người vượt qua đau buồn để có hạnh phúc, do đó, lòng tốt giúp cho thế giới tiếp tục vận hành).

Câu 6. Bạn có đồng ý với quan điểm Chúng ta được định sẵn để trở thành người có lòng tốt không?

Trả lời:

Em có đồng ý với quan điểm Chúng ta được định sẵn để trở thành người có lòng tốt. Bởi lẽ, ai trong chúng ta sinh ra cũng có trong mình trái tim nhân hậu, nó là lòng tốt, là sự lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Lòng tốt có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống: Việc chúng ta có lòng tốt yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, cách chúng ta phát triển và thể hiện lòng tốt có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm môi trường, giáo dục và kinh nghiệm cá nhân. Chính vì vậy, chúng ta cần cố gắng xây dựng ý thức để lòng tốt của bản thân không bị mất đi.

Câu 7. Trong cuộc sống, lòng tốt có thể được thể hiện bằng những cách thức nào? Hãy tìm một vài ví dụ trong thực tế cuộc sống để chứng minh cho ý kiến của bạn.

Trả lời:

Lòng tốt là những hành động, việc làm cao đẹp xuất phát từ tấm lòng nhằm giúp đỡ người khác. Người có lòng tốt sẵn sàng cảm thông, chia sẻ; luôn nhường nhịn, hy sinh; không bao giờ tranh giành quyền lợi hay ghen ghét, đố kị, cũng không nghĩ xấu, nói xấu cho ai.

Biểu hiện của lòng tốt:

  • Dắt người già qua đường, nhặt được của rơi trả người đánh mất; lớn là cứu người bị nạn, mở lòng từ bi dành cả đời mình làm việc thiện. Nói lòng tốt là của cải nghĩa là lòng tốt được so với của cải, quý giá, quan trọng và cần thiết như của cải.
  • Lòng tốt không mua được bằng tiền; lòng tốt cho đi mà không vơi, không mất. Vì thế, lòng tốt là tài sản tinh thần vô giá. Tuy nhiên, cái ác vẫn còn tồn tại trong cuộc sống do tham lam, đố kị, vì bổng lộc, quyền hành, thậm chí vì những thứ hão huyền, vô nghĩa đôi khi người ta vẫn ứng xử với nhau thật tàn nhẫn: vu oan, trù dập, gạt lừa,…

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Ngữ văn 11 bộ Chân trời, SBT văn 11 CTST, Giải SBT văn 11 CTST

Bình luận

Giải bài tập những môn khác