Soạn giáo án vật lí 11 kết nối tri thức Bài 4: Bài tập về dao động điều hoà

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án vật lí 11 Bài 4: Bài tập về dao động điều hoà sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: BÀI TẬP VỀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (1 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Vận dụng được các phương trình về: li độ và vận tốc, gia tốc của dao động điều hòa.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp hợp tác: Thảo luận để vận dụng được các phương trình li độ, vận tốc, gia tốc của dao động điều hòa.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến li độ, vận tốc, gia tốc của dao động điều hòa, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Bản photo các bài trong ví dụ mục I SGK để phát cho từng HS.
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • Vở ghi bài tập, các hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Trên cơ sở các kiến thức đã học, GV nêu câu hỏi để HS có nhu cầu tìm hiểu kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế.
  3. Nội dung: Dựa vào phương trình hoặc đồ thị của vật dao động điều hòa, xác định được vận tốc và gia tốc của vật.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận và những lưu ý khi giải bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV kiểm tra bài cũ, yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức về dao động điều hòa, mô tả dao động điều hòa và vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Khi biết phương trình hoặc đồ thị của vật dao động điều hòa, làm thế nào để xác định được vận tốc và gia tốc của vật?

­- Với câu hỏi này, HS sẽ liên hệ giữa các phương trình li độ, vận tốc, gia tốc để trả lời.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 4: Bài tập về dao động điều hòa.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động. Hướng dẫn giải một số bài toán cụ thể

  1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được kiến thức đã học để giải một số bài toán đơn giản.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS giải một số bài toán ở các ví dụ trong SGK.
  3. Sản phẩm học tập: HS rút ra kiến thức xác định vận tốc, gia tốc của vật thông qua phương trình và đồ thị dao động điều hòa.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr17)

1. Nếu đề bài cho phương trình dao động không đúng dạng cơ bản  thì ta xác định pha ban đầu như thế nào?

2. Có thể sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều để xác định pha ban đầu, thời gian để vật đi từ điểm này đến điểm khác trong dao động điều hòa được không?

- Sau khi HS phát biểu, GV phát phiếu học tập có in đề bài các câu hỏi ví dụ và yêu cầu HS không phụ thuộc vào lời giải trong SGK, chú ý nghe GV hướng dẫn.

Ví dụ 1 (SGK – tr17): Cho phương trình của một vật dao động điều hòa:

 (cm)

Xác định biên độ A, tần số f, pha ban đầu  và li độ x1 tại thời điểm t1 = 0,05s.

 

Ví dụ 2 (SGK – tr18): Một vật dao động điều hòa với tần số 2 Hz. Tại thời điểm ban đầu, vật có li độ x = 5 cm và vận tốc v = -30 cm/s. Xác định:

a) Biên độ và pha ban đầu của dao động.

b) Giá trị cực đại của vận tốc và gia tốc của vật khi dao động.

(GV có thể sử dụng các hình vẽ đã chuẩn bị để phân tích và diễn tả các hiện tượng làm tăng tính trực quan của bài toán).

 

Ví dụ 3 (SGK – tr18): Một vật dao động điều hòa với tần số góc  rad/s, có đồ thị của li độ x, vận tốc v và gia tốc a theo thời gian t được mô tả trên Hình 4.1.

Hãy chỉ đúng đồ thị của li độ (x – t), vận tốc (v – t), gia tốc (a – t) theo thời gian t trên Hình 4.1.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhận tài liệu từ GV, đọc đề bài và chăm chú nghe giảng.

- HS ghi chép ý chính vào vở.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS nhắc lại và nhận xét về cách trình bày.

- GV tóm tắt lại các bước làm

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.

I. BÀI TẬP VÍ DỤ

*Câu hỏi (SGK – tr17)

1. Ta phải đưa về phương trình có đúng dạng  sau đó xác định pha ban đầu.

2. Hoàn toàn có thể sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều để xác định pha ban đầu, thời gian để vật đi từ điểm này đến điểm khác trong dao động điều hòa.

- GV trình bày cách giải các câu hỏi ví dụ:

*Ví dụ 1 (SGK – tr17)

So sánh phương trình dao động của vật với phương trình dạng cơ bản

Ta có:

- Biên độ A = 5cm

- Tần số  Hz

- Pha ban đầu  (rad)

- Li độ lúc t1:  cm.

Ví dụ 2 (SGK – tr18)

a) Tần số góc của dao động:  (rad/s).

- Khi t = 0 ta có:

 

- Biên độ và pha ban đầu của dao động:

(cm)

   rad.

b) Vận tốc cực đại của vật:  cm/s.

Gia tốc cực đại của vật:  cm/s2 = 8,75 m/s2.

Ví dụ 3 (SGK – tr18)

Ta đã biết:

- Vận tốc v sớm pha  so với li độ và trễ pha  so với gia tốc.

- Gia tốc a ngược pha so với li độ và sớm pha  so với vận tốc.

Do đó, trên Hình 4.1 đường 2 là đồ thị li độ x(t), đường 1 là đồ thị vận tốc v(t), đường 3 là đồ thị gia tốc a(t).

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi luyện tập.
  3. Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi luyện tập:

Câu 1: Một vật dao động điều hòa có phương trình là  (cm). Hãy cho biết biên độ, tần số góc, chu kì, tần số, pha ban đầu và pha của dao động ở thời điểm t = 1 s.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác