Soạn giáo án QPAN 10 kết nối tri thức bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7: THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, MÌN, ĐẠN, VŨ KHÍ HÓA HỌC, VŨ KHÍ SINH HỌC, VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO, THIÊN TAI, DỊCH BỆNH VÀ CHÁY NỔ
(3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai và cháy nổ.
- Nhận diện được một số bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, vật liệu nổ; nguy cơ xảy ra mất an toàn do thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ gây ra.
- Biết cách phòng, tránh và hướng dẫn phòng, tránh tác hại của bom, mìn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
- Thực hiện được trách nhiệm công dân trong việc phòng, tránh và hướng dẫn phòng, tránh tác hại của bom, mìn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ.
- Phẩm chất
- Trung thực và có trách nhiệm công dân.
- Yêu nước.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 10.
- Giấy A0.
- Tranh, ảnh video về các loại bom, mìn, đạn, bệnh bạch hầu và đại dịch Covid-19, cháy nổ theo hình 7.1-7.5 trong SGK.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và hướng dẫn cho HS bước đầu nhận biết được tác hại của các loại vũ khí trong chiến đấu, từ đó kết nối HS vào bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số loại vũ khí thường sử dụng trong chiến tranh và tác hại của các loại vũ khí đó.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại vũ khí thường sử dụng trong chiến tranh và tác hại của các loại vũ khí đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời:
+ Một số loại vũ khí thường sử dụng trong chiến tranh: bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao.
+ Tác hại của các loại vũ khí đó: mang tính sát thương, phá hoại công trình, gây độc cho con người,....
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong chiến tranh, thường sử dụng các loại vũ khí như bom, mìn, súng, đạn,…nhằm sát thương sinh lực, phá hủy phương tiện kĩ thuật đối phương,….Để hạn chế và tránh bị sát thương, chúng ta cần biết cách nhận dạng, phòng tránh tác hại của các loại vũ khí đó. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- PHÒNG TRÁNH BOM, MÌN, ĐẠN, VŨ KHÍ HÓA HỌC, VŨ KHÍ SINH HỌC VÀ VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO
Hoạt động 1: Tác hại
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình a-g và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về phân biệt các loại bom, mìn, đạn trong Hình 7.1.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát Hình a-g SGK tr.36, 37 và trả lời câu hỏi: Em hãy phân biệt các loại bom, mìn, đạn trong Hình 7.1. - GV yêu cầu cho HS khái quát và trả lời câu hỏi: Nêu tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình a-g và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm phân biệt các loại bom, mìn, đạn trong Hình 7.1; trình bày khái quát về tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao. - GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tác hại - Phân biệt các loại bom, mìn, đạn trong Hình 7.1: + Hình 7.1a: Bom bi quả dứa: có dạng hình trụ, sơn màu vàng, có 6 cánh ở đuôi bom để chỉnh hướng, vỏ được làm bằng kim loại. Bom bi quả cam: có hình cầu, sơn màu vàng, trên thân bom được tạo rãnh ngang, dọc + Hình 7.1b: Bom bi quả ổi: có hình cầu, sơn màu xám xanh, xung quanh bom có 4 đường gân định hướng, vỏ bằng kim loại. + Hình 7.1c: Mìn M14: loại mìn nhỏ, đường kính 56mm, cao 40mm, chủ yếu làm bằng nhựa, nửa trên trơn, nửa dưới có các gờ dọc, mặt trên có mũi tên dập nổi. + Hình 7.1d: Mìn M18 A1: vỏ màu ô-liu, hình dáng là một phần của hình trụ, lồi về phía trước. Trên vỏ, phần mặt lồi có dòng chữ “Front Toward Enemy”. Vỏ bằng nhựa chứa chất nổ mạnh, có nhồi những viên bi kim loại ở bề mặt lồi, có chân để cắm xuống đất. + Hình 7.1e: Đạn cối 81 sát thương: có hình khí động học thon dần về phía đầu và cuối để giảm sức cản của không khí trong quá trình bay. Phía đầu có ngòi nổ, trên thân có vòng đai để định tâm, phía đuôi có ống và cánh đuôi. Vỏ đạn được làm bằng gang và thép, trên thân có sơn bảo vệ và ghi các kí hiệu ngày, tháng, năm, nơi sản xuất, loại đạn, loại thuốc nhồi, số lượng cánh đuôi và loại ngòi sử dụng. + Hình 7.1g: Đạn M79: có dạng hình ống (dài 104 cm), gồm có ống phòng và đầu đạn, đầu đạn có hình trụ côn vê một đầu (đường kính 4 cm); có màu hoặc sáng bạc óng ảnh; bắt mắt; vỏ làm bằng kim loại. - Khái quát về tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao: + Bom: dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình của đối phương. + Mìn: dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hóa học, được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn. + Đạn: mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hỏa khí hay đặt lên thiết bị để bắn mục tiêu. Được sử dụng để tiêu diệt sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuật của đối phương. + Vũ khí hóa học: hủy diệt lớn, tác dụng sát thương trên cơ sở sử dụng độc tính của các chất độc quân sự để gây độc cho người, sinh vật, môi trường sinh thái. + Vũ khí sinh học: hủy diệt lớn, tác dụng sát thương dựa trên cơ sở sử dụng các các loại vi sinh vật khác nhau để gây bệnh cho động vật, cây cối, hoa màu. + Vũ khí công nghệ cao: có độ chính xác cao, uy lực lớn, tầm hoạt động xa. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Quốc phòng an ninh 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác