Soạn giáo án QPAN 10 kết nối tri thức bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương (4 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương (4 tiết) sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12: KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG
(4 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nắm được kiến thức cơ bản, ban đầu về các tai nạn thông thường, về các kĩ thuật cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, sơ cứu bỏng, hô hấp nhân tạo, kĩ thuật băng bó vết thương và chuyển thương.
- Biết cách sơ cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
- Làm được các động tác cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo; biết băng bó vết thương bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ, biết cách chuyển thương
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
- Nắm được kiến thức cơ bản, ban đầu về các tai nạn thông thường, về các kĩ thuật cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, sơ cứu bỏng, hô hấp nhân tạo, kĩ thuật băng bó vết thương và chuyển thương.
- Biết cách sơ cứu ban đầu các tai nạn thông thường làm được các động tác cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo, biết băng bó vết thương bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ, biết cách chuyển thương.
- Phẩm chất
- Trung thực và có trách nhiệm công dân.
- Yêu nước.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 10.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Tranh, ảnh về các tai nạn thông thường theo bảng 12.1 và sơ cứu bỏng theo hình 12.8 trong SGK; giá treo tranh, que chỉ.
- Băng cá nhân, bông, gạc, dây buộc, que xoắn và dây garô, nẹp tre hoặc gỗ, cáng thương (tuỳ theo điều kiện để xác định số lượng cho phù hợp).
- Bãi tập: Vị trí lên lớp và các vị trí cho HS luyện tập
- Đối với học sinh
- SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 10.
- HS mang, mặc trang phục thống nhất theo quy định, đội mũ cứng, đi giày vải.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo sự tò mò và kích thích HS tìm hiểu các kĩ thuật cấp cứu ở bài học mới.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các biện pháp cần làm khi có người bị thương (bong gân, sai khớp,…)
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vấn đề: Khi đang chơi thể thao cùng các bạn, bất chợt em thấy bạn bị đau ở cổ chân và không thể vận động được nữa. Cổ chân của bạn em đã bị làm sao? Em sẽ hành động như thế nào?
- GV lấy tinh thần xung phong trả lời của HS, nhận xét các ý kiến trả lời.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời: các trường hợp có thể xảy ra (bong gân, sai khớp,...)
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được các biện pháp và hành động cần phải làm khi có người bị thương (bong gân, sai khớp,…), chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu cũng như biện pháp đề phòng đối với các tai nạn: Bong gân, sai khớp, điện giật, đuối nước, ngất, rắn cắn say nóng, say nắng.
- Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin ở bảng 12.1 trong SGK và trình bày trước lớp cách nhận biết, cấp cứu và đề phòng những tai nạn đó.
- Sản phẩm học tập: Hình ảnh trình bày về triệu chứng, cách cấp cứu và đề phòng lần lượt các tai nạn Bong gân, sai khớp, điện giật, đuối nước, ngất, rắn cắn, say nóng, say nắng của các nhóm
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin ở bảng 12.1 trong SGK và trình bày trước lớp cách nhận biết, cấp cứu và đề phòng các tai nạn thường gặp + Bong gân + Sai khớp + Điện giật + Đuối nước + Ngất + Rắn cắn + Say nóng, say nắng - Đại diện các nhóm sử dụng hình ảnh trình bày về triệu chứng, cách cấp cứu và đề phòng lần lượt các tai nạn Bong gân, sai khớp, điện giật, đuối nước, ngất, rắn cắn, say nóng, say nắng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập, - HS đọc thông tin bảng 12.1 trong SGK – tr.74, 75, làm việc nhóm thực hiện các yêu cầu của GV - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận về cách nhận biết, cấp cứu và đề phòng những tai nạn thường gặp - GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường * Bong gân - Bong gân là sự tổn thương của dây chằng xung quanh ổ khớp do chấn thương gây nên. - Triệu chứng: Đau nhức nơi tổn thương, sưng nề, có thể có bầm tím dưới da (do máu chảy trong); chiều dài chi bình thường, không bị biến dạng, vận động gặp khó khăn, cảm giác tê bì vùng tổn thương nếu để lâu. - Cấp cứu: Băng ép nhẹ; chườm đá lạnh để giảm đau và sưng phù; băng cố định nếu có điều kiện; tập vận động ngay khi bớt đau, nếu bong gân nặng chuyền ngay đến cơ sở y tế. - Đề phòng: Khởi động kĩ trước khi bắt đầu hoạt động thể dục, thể thao, tập thể dục thường xuyên và nghỉ giải lao phù hợp: thực hiện an toàn trong lao động, sinh hoạt, sân bãi luyện tập đảm bảo an toàn. * Sai khớp - Sai khớp là hiện tượng di lệch các đầu khớp xương một phần hay hoàn toàn do chấn thương mạnh một cách trực tiếp gây ra. - Triệu chứng: Đau dữ dội, liên tục nhất là lúc va chạm vào khớp hay cử động, mất vận động hoàn toàn, chị không gấp và duỗi được khớp biến dạng, chỗ lồi chỗ lõm khác thường, đầu xương có thể sờ thấy, sưng nề to xung quanh các khớp, tím bầm xung quanh khớp (có thể gãy hoặc rạn xương vùng khớp). - Cấp cứu: Để nạn nhân nằm bất động, giữ nguyên tư thế và chuyển ngay đến bệnh viện. - Đề phòng: Khi hoạt động phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn. Kiểm tra kĩ an toàn ở nơi lao động, luyện tập. * Điện giật - Điện giật là nạn nhân do vô ý hoặc sự cố từ hệ thống điện làm dòng điện có hiệu điện thế nguy hiểm tiếp xúc với cơ thể gây ra. - Triệu chứng: Tim có thể ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời, gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặc biệt là điện cao thế gãy xương, sai khớp và tổn thương các phủ tạng do ngã. - Cấp cứu: Nhanh chóng cách li nạn nhân khỏi nguồn điện (không dùng tay tiếp xúc trực tiếp). Nếu nạn nhân không còn thở thì hô hấp nhân tạo (ép tim ngoài lồng ngực – thổi ngạt) ngay. Khi nạn nhân thở được thì chuyển đến bệnh viện. - Đề phòng: Bảo đảm an toàn các nguồn điện, chống cháy nổ, rò rỉ, chập. Không để trẻ em gần Ổ cắm và công tắc điện. * Đuối nước - Đuối nước là hiện tượng nạn nhân ngạt nước, một tai nạn thường gặp ở nước ta, nhất là về mùa hè, khi người không biết bơi ngã xuống nước, bị nước nhấn chìm sau 2 – 3 phút sẽ ngạt thở. - Triệu chứng: Giãy giụa, sặc trào nước, tim còn đập, cấp cứu hầu như sống, khi đã mê man, tím tái khó cứu hơn. Khi da nạn nhân đã trắng bệch hoặc tím xanh, đồng tử giãn rộng thì rất ít hi vọng. - Cấp cứu: Nhanh chóng với nạn nhân lên bờ bằng mọi cách. Đặt nạn nhân trên nền phòng, cứng, khô ráo, thoáng khí và nhận định tình trạng nạn nhân; dùng bông, gạc móc bùn đất, dãi nhót khỏi miệng hô hấp nhân tạo (ép tim ngoài lồng ngực – thổi ngạt), chuyển đến bệnh viện để điều trị tiếp. - Đề phòng: Thực hiện nghiêm các quy định về giao thông đường thuỷ và quy tắc an toàn khi bơi, làm việc ở dưới nước; quản lý trẻ em và hướng dẫn kĩ năng bơi lội, đề phòng đuối nước cho người lớn trong điều kiện lao động. * Ngất - Ngất là tình trạng chết tạm thời do nhiều nguyên nhân gây nên, nạn nhân mất tri giác, cảm giác và vận động, đồng thời tim, phổi và bài tiết ngừng hoạt động. - Triệu chứng: Nạn nhân tự nhiên thấy bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối sầm dần, ù tai, ngã khuỵu xuống bất tỉnh; toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái, phổi có thể ngừng thở hoặc thở rất yếu, tim có thể ngừng đập hoặc đập yểu, huyết áp giảm mạnh, thường là ngừng thở trước rồi tim mới ngừng đập. - Cấp cứu: Đặt nạn nhân nằm nơi thoáng khí, yên tĩnh, kê gối dưới vai cho đầu hơi ngửa ra sau. Dùng bông, gạc lau chùi đất, cát, đờm, dãi (nếu có) ở mũi, miệng, cởi khuy áo, quần, nói dây lưng để máu dễ lưu thông. Xoa bóp cơ thể, tát vào má, giật tóc mai; cho ngửi amoniac (nếu có điều kiện). - Đề phòng: Trong quá trình lao động, luyện tập phải bảo đảm an toàn. Tránh làm việc căng thẳng, quá sức, cần làm việc điều độ và nghỉ ngơi hợp lí. Rèn luyện sức khoẻ thường xuyên. * Rắn cắn - Rắn cắn là hiện tượng con người bị rắn cắn, khi rắn độc cắn có thể gây hoại tử tay chân, hôn mê, nhiễm trùng huyết, thậm chí bị tử vong. Rắn độc cắn thường để lại hai chấm tròn là dấu vết của hai nanh độc. Còn rắn thường (không phải rắn độc) sau khi cắn thường để lại nguyên cả một hàm răng tròn gồm nhiều răng vì rắn thường không có hai nanh độc mà có nguyên cả một hàm răng. - Một số triệu chứng: Vết cắn gây đau, tại vết cắn bị sưng tấy đỏ và bầm tím lan ra xung quanh vết bị rắn cắn, buồn nôn, tiếp theo là nôn mửa, có thể có tiêu chảy, nổi các cục u ngứa trên da (phát ban hoặc mề đay); sưng môi, lưỡi và nướu, khó thở hay thở khò khè, tương tự như bệnh hen suyễn, tinh thần lú lẫn, chóng mặt hoặc ngất xỉu, nhịp tim không đều,... - Cấp cứu: Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ và đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Bằng chun hoặc vải sạch lên vết thương và phía trên vết thương. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. - Đề phòng: Biết về các loại rắn và nơi chúng sống. Đi ủng. giày cao cổ và mặc quần dài (nhất là trong đêm tối ). Phát quang khu vực xung quanh để rắn không có nơi trú ẩn. * Say nóng, say nắng - Say nóng, say nắng: Hiện tượng thường gặp ở các nước nhiệt đới nóng và độ ẩm cao, khi lao động ở môi trường nóng, nắng. Triệu chứng sớm nhất là chuột rút, trước tiên là tay, chân, lưng, bụng, tiếp theo là nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay rã rời, khó thở. - Triệu chứng cụ thể: Sốt cao (40 – 42 °C), mạch nhanh 120 – 150 lần/phút. Nhịp thở nhanh trên 30 nhịp/phút, sợ ánh sáng, buồn nôn, có thể ngất hoặc hôn mê, có thể co giật, kích động mê sảng như động kinh. - Cấp cứu: Nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát nới lỏng quần, áo, quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá; cho uống nước orezol hoặc nước đường chanh, muối. Trường hợp nặng thì sau khi sơ cứu chuyên ngay đến bệnh viện. - Đề phòng: Ăn uống đủ chất (nước, muối khoáng và vitamin); khi làm việc dưới trời nắng phải đội mũ, nón, bảo hộ lao động và thông gió tốt, không hoạt động dưới trời nắng gắt; luyện tập tăng dần khả năng chịu đựng, thích nghi với thời tiết nắng, nóng. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Quốc phòng an ninh 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác