Soạn giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức bài 9: Cơ sở hình thành văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 10 bài 9: Cơ sở hình thành văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: VĂN MINH ĐÔNG NAM Á
BÀI 9: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
- Phân tích được những ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, Ấn Độ đối với văn minh Đông Nam Á.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
- Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử, biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu trong học tập lịch sử.
- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: giải thích được cơ sở, nguồn gốc hình thành văn minh Đông Nam Á.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học giải thích được ảnh hưởng và sự giao thoa của văn minh Ấn Độ, Trung Hoa đối với văn minh Đông Nam Á.
- Phẩm chất
- Bối dưỡng các phẩm chất như: khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Một số tư liệu lịch sử gắn với nội dung bài học Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
- Tập bản đồ Đông Nam Á ngày nay.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm và dụng cụ học tập liên quan đến bài học Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Khởi động, tạo sự hứng thú, lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về văn minh Đông Nam Á. Đồng thời giúp HS có thể giới thiệu bài giảng một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn, HS được tiếp xúc, có điều kiện làm quen với một số từ khóa (lịch sử, văn minh, văn hóa,...) sẽ xuất hiện trong chủ đề ngay từ đầu bài học.
- Nội dung: GV dẫn dắt cho HS quan sát hình ảnh Tàu Thanh niên Đông Nam Á và cho HS trao đổi thảo luận một số câu hỏi gợi mở.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi gợi mở sau khi quan sát hình ảnh Tàu Thanh niên Đông Nam Á và có hứng thú mong muốn tìm hiểu, khám pá lịch sử văn minh Đông Nam Á.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt HS đi từ những điều các em đã biết đến việc khám phá những điều chưa biết có liên quan đến lịch sử văn minh Đông Nam Á. Trên cơ sở đó, GV đưa ra thông điệp về mục tiêu học tập: kết nối lịch sử văn minh Đông Nam Á với cuộc sống hiện tại, đồng thời giúp HS xác định được nhiệm vụ học tập thông qua các hoạt động cụ thể.
- GV cho HS quan sát hình ảnh (Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản năm 2019), có thể sưu tầm thêm hình ảnh, thông tin về Tàu Thanh niên Đông Nam Á trên website http://doanthanhnien.vn, đặt câu hỏi để HS trả lời: Em đã từng nghe nói về Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản chưa?
+ GV hướng dẫn HS thảo luận, có thể thảo luận nhóm theo bàn, hoặc nhóm đôi để trả lời câu hỏi. HS có thể trả lời ở các mức độ khác nhau (có thể có HS biết hoặc chưa biết nhiều về sự kiện).
+ Trên cơ sở ý kiến phát biểu của HS, GV giới thiệu khái lược về Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản và các hoạt động giao lưu văn hoá trong hành trình trên tàu theo đoạn thông tin trong SGK.
- GV đặt câu hỏi: Theo em, vì sao văn minh Đông Nam Á lại là chủ để thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ? Nền văn minh này được hình thành trên những cơ sở nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và thảo luận trả lời các câu hỏi gợi mở.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tổng hợp ý kiến của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy để biết được văn minh Đông Nam Á được hình thành từ khi nào và trên cơ sở nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 9. Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời ki cổ - trung đại.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ sở tự nhiên hình thành văn minh Đông Nam Á
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Biết cách khai thác bản đồ, tư liệu lịch sử để xác định được vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á, các quốc gia thuộc hai bộ phận, góp phần phát triển năng lực quan sát, nhận diện và sử dụng tư liệu lịch sử.
- Nhận thức và trình bày được những điểm chung về điều kiện tự nhiên và tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á, góp phần phát triển năng lực tích hợp kiến thức lịch sử với địa lí, năng lực nhận thức, giải thích lịch sử.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 1-5, đọc Tư liệu 1 và 2 SGK tr.76-79 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở:
- Vị trí địa lí, khí hậu, đất đai, sông ngòi,…
- Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc hình thành văn minh Đông Nam Á.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu câu hỏi định hướng: Xác định trên lược đồ (Hình 1, tr.77, SGK) các nước Đông Nam Á lục đia và Đông Nam Á hải đảo. Nêu nhận xét của em về vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á. - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 6 HS), phát Phiếu học tập cho mỗi nhóm. Sau đó, GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1 và cùng thảo luận về yêu cầu của GV. - GV giới thiệu nội dung Hình 1: Lược đồ khu vực Đông Nam Á ngày nay. Trên lược đồ thể hiện rất rõ các yếu tố: Tên các quốc gia (11 quốc gia) thuộc khu vực Đông Nam Á ngày nay, ranh giới, vị trí các quốc gia, tên một số con sông lớn trong khu vực, tên các đại dương, các vùng biển. Bằng phương pháp khai thác lược đồ, các em có thể xác định được vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á (tiếp giáp với quốc gia nào, vùng biển nào), kể chính xác được tên các quốc gia, kể tên được những con sông chính,… - GV yêu cầu các nhóm gắn Phiếu học tập của nhóm mình lên trên bảng, từng nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình Khi HS báo cáo, GV có thể treo Bản đồ các nước Đông Nam Á lên bảng (nếu có) hoặc dùng máy chiếu để phóng to và chiếu lược đồ trong SGK. Trong trường hợp không có máy chiếu, GV có thể cho HS dùng chính lược đồ trong SGK, những em trình bày nên đứng gần các nhóm HS để các bạn cùng quan sát. - GV tiếp tục nêu câu hỏi định hướng: + Xác định trên lược đồ Hình 1 (tr.77, SGK) một số con sông lớn ở Đông Nam Á. + Nêu một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á. + Phân tích những tác động của cơ sở tự nhiên đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á. - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: + HS quan sát Hình 1, chỉ và kể tên một số con sông lớn ở Đông Nam Á để nắm bắt được những đặc điểm vể điều kiện tự nhiên của khu vực. + HS kết hợp quan sát hình 2 (lòng sông rất rộng, hai bên bờ có những cánh đồng xanh mướt trù phú), đọc thông tin ở Tư liệu 1 và nêu suy luận của bản thân về những tác động của điều kiện tự nhiên. * Hình 2: Sông Mê Công – đoạn chảy qua tỉnh Nong Khai (Thái Lan): một con sông rất rộng, hai bên bờ là những cánh đồng, cây cối xanh mướt, trù phú, nếu quan sát kĩ thấy nhà cửa san sát, cho thấy con sông này là một sông lớn, lượng phù sa bồi đắp hằng năm rất lớn, tạo điều kiện cho cư dân ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa phát triển nền nông nghiệp lúa nước. * Tư liệu 1: Vai trò của vị trí địa lí (nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp biển), với lượng mưa nhiều, độ ẩm cao, nên khí hậu Đông Nam Á không khô, nóng như các quốc gia ở cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Á. Điều này không những tạo điều kiện thuận lợi cho con người sớm định cư và phát triển các hoạt động sản xuất (nhất là sản xuất nông nghiệp). + HS quan sát các hình 3, 4 (tr.78 – 79 SGK) để nhận thức rõ tác động của điều kiện tự nhiên: Hình ảnh về hoạt động cấy lúa trên các cánh đồng ở Việt Nam và Thái Lan hiên nay. Hai hình ảnh này cho thấy điểm chung quan trọng của các nước Đông Nam Á hiện nay là nông nghiệp trồng lúa nước vẫn là ngành kinh tế quan trọng. Hình ảnh này giúp các em có thể kết nối được quá khứ với hiện tại, kết nối được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. + HS đọc Tư liệu 2 về tác động của biển, GV yêu cầu HS nêu một số lưu ý khi HS khai thác tư liệu, hình ảnh để thấy được tác động của biển đối với sự phát triển hàng hải ở Đông Nam Á: Hầu hết các nước Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào). Giao thông đường biển tạo điều kiện cho sự phát triển hàng hải, sự ra đời của các vương quốc hàng hải ở Đông Nam Á, tiêu biểu là Vương quốc Phù Nam (thế kì I – VII) và Sri-giay-a (thế kỉ VII – XIII). + GV hướng dẫn HS quan sát. khai thác Hình 5 về họa tiết hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn: kĩ thuật đóng thuyền lớn để đi biển của cư dân Đông Nam Á đã có từ lâu đời, giao thông đường sông, đường biển khá phổ biến trong đời sống của cư dân. Điều đó phản ánh vị trí tiếp giáp biển và hệ thống sông ngòi dày đặc có ý nghĩa và tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất cũng như những mặt đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Đông Nam Á. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 1-5, đọc Tư liệu 1 và 2 SGK tr.76-79 và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày: + Vị trí địa lí, khí hậu, đất đai, sông ngòi,… + Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc hình thành văn minh Đông Nam Á. - GV gọi các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và cùng góp ý, bổ sung.. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, khi các nhóm khác không còn ý kiến bổ sung, GV chốt lại. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Cơ sở tự nhiên a) Vị trí địa lý - Gồm hai bộ phận: + Đông Nam Á lục địa: nước Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma. + Đông Nam Á hải đảo: nước Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo. - Về vị trí tiếp giáp: + Phía bắc với Trung Quốc, Ấn Độ. + Phía tây với Ấn Độ Dương. + Phía đông với Thái Bình Dương. è Vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên con đường hàng hải nối lền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nên được xem như "ngã tư đường", là cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động kinh tế đặc biệt là giao thương bằng đường biển và giao lưu, tiếp thu những thành tựu của các nền văn minh lớn trên thế giới, phát triển và lan tỏa những giá trị văn hóa bản địa.
b) Điều kiện tự nhiên - Đất phù sa mềm, giàu chất dinh dưỡng, khí hậu gió múa,… tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nền văn minh nông nghiệp lúa nước – điểm chung tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. - Hệ thống sông ngòi dày đặc với những con sông lớn, biển và các đảo, quần đảo: thuận lợi tưới tiêu. - Một số vương quốc hàng hải đã xuất hiện, tiêu biểu là Sri Vi-giay-a. è Tác động quan trọng trong đời sống cư dân và sự hình thành văn minh Đông Nam Á.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác