Soạn giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước việt nam

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 10 bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước việt nam sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

BÀI 11: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được cơ sở hình thành các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam: văn minh Văn Lang – Âu Lạc, văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.
  • Trình bày được một số thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
  • Liên hệ để thấy được sức sống trường tồn và ý nghĩa, vai trò của những thành tựu văn minh đó đối với việc phát triển của quốc gia Việt nam hiện nay.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực riêng:
  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử, biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu trong học tập lịch sử.
  • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: giải thích được cơ sở, nguồn gốc hình thành các nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-oa, Phù Nam.
  • Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học giải thích được vai trò, giá trị của các nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-oa, Phù Nam trong tiến trình phát triển của quốc gia – dân tộc.
  1. Phẩm chất
  • Biết trân trọng những giá trị văn minh mà ông cha ta đã xây dựng từ thời xa xưa.
  • Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
  • Bản đồ hành chính Việt Nam hiện nay.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm và dụng cụ học tập liên quan đến bài học Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế, khơi gợi được hứng thú, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới của HS, cũng như định hướng được nhiệm vụ học tập cho HS trong bài học mới.
  3. Nội dung: GV dẫn dắt cho HS quan sát Hình 1 tr.93 SGK và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi gợi mở sau khi quan sát hình 1. Một số hiện vật tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở để HS kết nối với những kiến thức đã học ở cấp THCS về các nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam, két hợp với việc quan sát Hình 1 (tr.93, SGK) để khởi động, tạo tình huống vài bài, nhằm kích thích tư duy của HS:

+ Các hình ảnh trong Hình 1 khiến em liên tưởng đến quốc gia cổ, nền văn minh nào trên đất nước Việt Nam?

+ Em hãy chia sẻ một vài hiểu biết của mình về các thành tựu đó.

- GV giải thích thêm:

+ Hình đầu tiên là trống đồng Ngọc Lũ (loại trống đẹp nhất của trống đồng Đông Sơn, có niên đại khoảng thế kỉ V TCN) – biểu tượng của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội)

+ Hình ở giữa là đài thờ Trà Kiệu (có niên đại khoảng thế kỉ VII – VIII) – cổ vật có giá trị tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Chăm-pa, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng).

+ Hình ngoài cùng bên phải là chiếc bình gốm ken-đi (có niên đại khoảng thế kỉ VI) – một trong những cổ vật tiêu biểu của văn hoá Óc Eo, văn minh Phù Nam.

- Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới qua một số câu hỏi mang tính định hướng. Các nền văn minh vừa được nhắc đến hình thành từ bao giờ và đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Dựa vào kiến thức đã được học về điều kiện hình thành của các nền văn minh trên thế giới và văn minh Đông Nam Á, em hãy chia sẻ một vài hiểu biết của mình về ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

- GV nêu nhiệm vụ của bài học:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ cá nhân (hoặc trao đổi, thảo luận nhóm) và trả lời câu hỏi theo ý hiểu của mình.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 1 đến 2 HS trả lời nhanh và khái quát, không đi sâu vào nội dung chi tiết, để các em kết nối với những điều các em đã học, đã biết.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tổng hợp ý kiến của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta có một nhiệm vụ học tập chính là tìm hiểu về cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của ba nền văn minh cổ: văn minh Văn Lâm Âu Lục, văn thành chán Payn văn minh Phù Nam. Vậy để biết được quá trình hình thành và những thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.  

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn minh Văn Lang – Âu Lạc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được những đặc điểm chính về cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội hình thành nên văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

- Liên hệ để thấy được đặc điểm chung về cơ sở hình thành của các nền văn minh ở phương Đông nói chung.

- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

- Liên hệ để thấy được giá trị trường tồn và ý nghĩa, vai trò của những thành tựu đó đối với việc phát triển của quốc gia Việt Nam hiện nay.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 2-8, đọc Tư liệu 1 và 2 SGK tr.94-98 và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở:

- Cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

- Một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi định hướng: Khai thác thông tin trong mục a (tr. 94, SGK), em hãy cho biết một số nét chính về điều kiện tự nhiên và cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm khoảng 6 HS), phát Phiếu học tập để thảo luận và tìm ra thông tin hoàn thiện Phiếu học tập.

- Về điều kiện tự nhiên: Để giúp HS rèn các kĩ năng khai thác lược đồ tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh liên quan trong giờ học lịch sử, kĩ năng khai thác nội dung bài học trong SGK, GV hướng dẫn HS quan sát hình 2:

+ Kể tên một một số con sông chính ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

+ Xác định một số từ khoá nói về điều kiện tự nhiên trong đoạn kênh chữ tuyến chính về đất đai, sông ngòi, khí hậu,...

- GV giới thiệu hình 2: Sông Hồng - đoạn chảy qua địa phận Hà Nội ngày nay. Sông Hồng đã chi phối rất lớn đến điều kiện tự nhiên của cả khu vực Bắc Bộ, đồng thời trở thành tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng, nối vùng đồng bằng sông Hồng với vùng Tây Bắc Bộ. Vùng lưu vực sông Hồng chính là chiếc nôi hình thành nên nền văn minh cổ đầu tiên trên đất nước Việt Nam cách đây gần 3.000 năm.

- GV có thể gợi ý HS kết nối với những kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong chủ đề về văn minh Đông Nam Á để nhận thức rõ hơn về tác động của các yếu tố tự nhiên đến việc hình thành văn minh.

- Về cơ sở xã hội: GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết? để thấy được cơ sở cội nguồn bản địa của văn minh Văn Lang – Âu Lạc và đọc kĩ kênh chữ chính, xác định một số từ khoá:

- Cộng đồng đa tộc người (tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn minh),

- Tổ chức xã hội (làng) - cơ sở để hình thành nên quốc gia,...

- GV nêu câu hỏi mang tính khái quát: Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở nào?

- Căn cứ vào kết quả thu được qua các hoạt động nhận thức trên, GV định hướng để HS nêu được những kiến thức cơ bản.

- Trên cơ sở kiến thức đã được hình thành ở mục a, GV dẫn dắt, định hướng HS tìm hiểu:

+ Trên cơ sở những điều kiện trên, nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được biểu hiện cụ thể trên các lĩnh vực nào?

+ Mỗi lĩnh vực đã đạt được những thành tựu gì?

- GV yêu cầu HS đọc, khai thác nội dung trong mục b (tr. 95 – 98, SGK) để trả lời câu hỏi.

- Để HS rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, GV chia lớp thành bốn nhóm. Sau đó, hướng dẫn HS cách quan sát các hình ảnh (chú ý vào những chi tiết gì, chi tiết ấy phản ánh nội dung gì liên quan đến bài học), cách đọc kênh chữ chính, tư liệu,... (tìm những từ khoá), đọc các thông tin bổ sung....

* Nhóm 1: tìm hiểu về thành tựu về chính trị

- GV hướng dẫn HS đọc kênh chữ kết hợp quan sát sơ đồ hình 3. Sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang.

- GV định hướng cho HS, biết được khoảng năm 2 700 TCN nhà nước đầu tiên đã ra đời ở vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam.

* Nhóm 2: tìm hiểu về thành tựu về sản xuất

- GV hướng dẫn HS Đọc kênh chữ, kết hợp với mục Em có biết? và quan sát hình 4-6:

+ Mục Em có biết?:

+ Hình 4: Muôi đồng Việt Khê (Hải Phòng).

+ Hình 5: Lưỡi cày đồng Cổ Loa (Hà Nội).

+ GV dẫn dắt: Hình 4, 5 cho thấy đồng đã được sử dụng rất nhiều trong đời sống của người dân: công cụ sản xuất, đồ trang sức,… Muôi đồng được trang trí rất tinh xảo chứng tỏ kĩ thuật chế tác của người Đông Sơn đã đạt đến đỉnh cao.

+ Hình 6 và mục Em có biết?: Trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam): Đây là một trong những chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước to lớn, hình dáng cổ, hoa văn phong phú nhất. Hiện nay, trống đươc trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia và được công nhận là Bảo vật quốc gia.

* Nhóm 3: tìm hiểu thành tựu về đời sống vật chất.

- GV hướng dẫn HS đọc kênh chữ và quan sát Hình 7. Một số họa tiết trang trí trên các hiện vật thuộc văn hóa Đông Sơn:

- GV giới thiệu: Một số hoạ tiết trang trí trên các hiện vật thuộc văn hoá Đông Sơn: đó là hoạ tiết trang trí trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, cán kiếm ngắn Đông Sơn, thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Hoàng Hạ,... đều là những hiện vật tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn. Những hoạ tiết vừa chuyển tải thông tin về đời sống vật chất.

* Nhóm 4: tìm hiểu thành tựu về đời sống tinh thần.

- GV hướng dẫn HS đọc kênh chữ, kết hợp:

+ Quan sát hình 8. Một số trang sức của cư dân Đông Sơn: Trong hình là vòng ống tay bằng đồng có gắn lục lạc, khuyên tai vành khăn làm bằng đá phiến, thuỷ tinh và ngọc. Các hiện vật này cho thấy đời sống tinh thần của cư dân Đông Sơn đã khá phát triển, trình độ thẩm mĩ cao, kĩ thuật chế tác tinh xảo (nhất là những khuyên tai có kích thước nhỏ, mài nhẵn) chất liệu đa dạng (đồng, đá phiến, thuỷ tinh và ngọc).

+ Đọc Tư liệu 1:

- GV khuyến khích HS khi trình bày kết hợp cả thao tác chỉ trên các hình để những HS khác cùng quan sát, điều này làm cho phần trình bày của HS trở nên sinh động, tăng tính thuyết phục, rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, khai thác tư liệu lịch sử,...

- Để giúp HS tổng hợp lại kiến thức và bám sát yêu cầu cần đạt, GV có thể chốt lại những ý chính trả lời cho câu hỏi tổng quát được nêu ở phần đầu của hoạt động.

- Cuối mục, GV hướng dẫn HS tìm hiểu và nếu được ý nghĩa của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc qua việc khai thác Tư liệu 1, kết hợp với việc nêu một số ví dụ thực tế cho thấy giá trị của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc đối với nền văn hoá, văn minh Việt Nam hiện nay: nền văn minh lúa nước,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 2-8, đọc Tư liệu 1 và 2 SGK tr.94-98 và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày:

+ Cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

+ Một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

- GV gọi các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và cùng góp ý, bổ sung..

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, GV chốt lại những kiến thức chính.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành và phát triển từ thiên niên kỉ 1 TCN đến vài TK đầu Công nguyên ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

a) Cơ sở hình thành

* Điều kiện tự nhiên:

- Hình thành trên lưu vực các dòng sông Hồng, sông Mã, sông Cả,…

- Đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc, khí hậu nhiệt đới gió mùa,…

à Điều kiện tự nhiên thuận lợi tại lưu vực các con sông đã tạo điều kiện cho sự ra đời sớm của nền văn minh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Cơ sở xã hội:

- Xuất phát từ cội nguồn văn hóa Phùng Nguyên (khoảng 4 000 năm trước) phát triển rực rỡ trong thời kì văn hóa Đông Sơn.

- Trong hơn hai thiên niên kỉ có sự thay đối lớn: sự tan rã của xã hội nguyên thủy, phân hóa xã hội và sự ra đời của nhà nước.

- Cư dân sống thành từng làng à cơ sở hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – tiền đề cho sự hình thành và phát triển rực rỡ của nền văn minh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Một số thành tựu tiêu biểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Sự ra đời của nhà nước

- Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2 700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN. Kinh đô là Phong Châu (Phú Thọ). Tổ chức nhà nước còn khá sơ sài.

- Tiếp nối là nhà nước Âu Lạc (208 – 179 TCN). Kinh đô ở Cố Loa (Hà Nội), đứng dầu là Thục Phán – An Dương Vương.

 

 

 

* Hoạt động kinh tế:

- Khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước bằng nhiều hình thức canh tác như làm rẫy, làm ruộng.

- Có bước tiến lớn về công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp.

- Ngoài ra các nghề chăn nuôi, đánh cá và làm thủ công cũng phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đời sống vật chất:

- Về bữa ăn:

+ Thành phần chính: cơm, rau, cá,…

+ Lương thức chính : lúa gạo.

- Về trang phục:

+ Phụ nữ mặc váy và áo yếm.

+ Đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất, tóc để xõa ngang vai hoặc để dài búi tó.

- Về nhà ở: nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nữa, lá, quây quần trong một khu vực tạo thành những xóm làng định cư.

- Về đi lại:

+  Chủ yếu băng đường thủy: đường sông, đường biển.

+ Phương tiện chính: thuyền, bè,…

 

 

 

 

 

 

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng: có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, thờ các vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực.

- Nghệ thuật:

+ Đạt đến trính độ thẩm mĩ cao.

+ Tác phẩm: trống đồng, thạp đồng, thú hoặc trang trí trên các công cụ,… vừa thể hiện trình độ chế tác tinh xảo, kĩ thuật cao, vừa phản ảnh đời sống tinh thần phong phú.

- Âm nhạc: phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác