Soạn giáo án thể dục 6 kết nối tri thức Chủ đề Bóng rổ Bài 1: bài tập bổ trợ với bóng và di chuyển

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án thể dục 6 Chủ đề Bóng rổ Bài 1: bài tập bổ trợ với bóng và di chuyển sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 1: BÀI TẬP BỔ TRỢ VỚI BÓNG VÀ DI CHUYỂN

(Thời lượng: 6 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Làm quen với bóng và luyện tập di chyển không bóng.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

- Năng lực riêng:

·      Nhận biết được các động tác bổ trợ và biết cách luyện tập.

·      Tạo sự phát triển về năng lực, liên kết vận động.

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hàng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV sử dụng phương tiện trực quan giúp HS có nhận diện ban đầu về bóng rổ:

+ Hình dáng sân luyện tập, cột, bảng rổ, kích thước bóng.

+ Các loại hình hoạt động của bóng rổ.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

+ Bóng rổ là môn thể thao truyền thống hay được du nhập từ nước ngoài?

+ Bóng rổ là môn thi đấu đối kháng trực tiếp hay gián tiếp?

+ Thi đấu bóng rổ có được để bóng chậm chân hay không?

- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

+ Bóng rồ là môn thể thao du nhập từ nước ngoài.

+ Là môn thi đấu đối kháng trực tiếp.

+ Thi đấu bóng rổ không được để bóng chạm chân.

- GV tổ chức và hướng dẫn HS: khởi động cơ thể bằng các hoạt động đơn giản (chạy tại chỗ, xoay các khớp, trò chơi hỗ trợ khởi động).

- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, bài tập bổ trợ với bóng và kĩ thuật di chuyển bóng rổ là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 1: Bài tập bổ trợ với bóng và  kĩ thuật di chuyển

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Bài tập bổ trợ với bóng

a. Mục tiêu: HS biết được bài tập bổ trợ với bóng

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thức thực hiện động tác bổ trợ với bóng.

- GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác bổ trợ theo động tác mẫu của GV.

- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập:

+ Các động tác làm quen với bóng: HS chưa có cảm giác bóng nên khó kiểm soát bóng, chưa biết dùng cỏ tay và các ngón tay để điều khiển bóng theo ý muốn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ.

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Bài tập bổ trợ với bóng

- Tung và bắt bóng trên cao:

+ TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay cằm bóng trước ngực.

+ Thực hiện: Khuỷu gối lấy đà tung thẳng bóng lên cao khoảng 1 — 1,5 m bằng hai tay và vươn người bắt bóng bằng hai tay trên đầu. Sau đó thu tay về TTCB.

- Chuyển bóng xung quanh thân người:

+ TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay cằm bóng trước bụng.

+ Thực hiện: Tay phải đưa bóng sang hông phải, vòng ra sau lưng. Tay trái đón bóng ở sau lưng và chuyển bóng sang hông trái ra trước bụng.

Liên tục lặp lại động tác và đổi hướng. Sau đó thu tay về TTCB.

- Lăn bóng giữa hai chân:

+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, gối khuỵu, thân gập ra trước.

+ Thực hiện: Hai tay luân phiên lăn bóng qua lại giữa hai chân, sau đó đổi chân và lặp lại động tác.

- Chuyển bóng vòng quanh chân trước:

+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, gối khuyu. Thân gập ra trước, hai tay cầm bóng giữa hai chân.

+ Thực hiện: Hai tay chuyển bóng vòng quanh chân trước, sau đó lặp lại

nhưng đổi chân.

- Đập và bắt bóng nảy lên bằng hai tay:

+ TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay cằm bóng trước bụng,

các ngón tay mở rộng ôm hai bên chếch trên thân bóng.

+ Thực hiện: Hai tay đập bóng xuống sân và bắt bóng nấy lên bằng hai tay.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Thể dục 6 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo