Soạn giáo án thể dục 6 kết nối tri thức Chủ đề Bóng đá Bài 3: kĩ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án thể dục 6 Chủ đề Bóng đá Bài 3: kĩ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 3: KĨ THUẬT DỪNG BÓNG BẰNG LÒNG BÀN CHÂN
(Thời lượng: 6 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Luyện tập kĩ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân thuận.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
· Nhận biết được các động tác bổ trợ và biết cách luyện tập.
· Tạo sự phát triển về năng lực, liên kết vận động.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hàng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV Sử dụng phương tiện trực quan giúp HS có nhận biết ban đầu về dừng bóng, yêu câu HS trả lời câu hỏi sau:
+ Dừng bóng nhằm mục đích gì?
+ Có thể dùng những bộ phận nào của cơ thể để dừng bóng?
+ Có mấy loại dừng bóng?
- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
+ Có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả, mức độ chính xác và linh hoạt của các hoạt động tiếp theo.
+ Có thể dùng chân, đầu,... để dừng bóng.
+ Có những loại dừng bóng: dừng bóng lăn sệt, dừng bóng bỏng
- GV tổ chức và hướng dẫn HS: khởi động cơ thể bằng các hoạt động đơn giản (chạy tại chỗ, xoay các khớp, trò chơi hỗ trợ khởi động).
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, kĩ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 3: Kĩ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Kĩ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân
a. Mục tiêu: HS biết kĩ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thức thực hiện kĩ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân. - GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác bổ trợ theo động tác mẫu của GV. - GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập: và cách sửa chữa: + Xác định hướng bóng đến và tốc độ bóng đến không chính xác, không xoay người về hướng bóng đến. + Không chủ động đưa chân ra trước đề đón bóng, bàn chân dừng bóng không hướng ra trước. + Khi chạm bóng không thực hiện động tác đưa chân ra sau (hoãn xung). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ. - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Kĩ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân - TTCB: Đứng chân trước chân sau, thân người hướng về phia bóng đến. - Thực hiện: Khi bóng lăn tới, đưa lòng bàn chân thuận ra trước để đón bóng. Khi chạm bóng nhanh chóng đưa chân ra sau đề giảm tốc độ của bóng, thân trên hơi xoay về phía chân dừng bóng, sau đó hạ chân và dừng bóng.
|
Hoạt động 2: Một số điêu luật cơ bản trong thi đấu bóng đá (Luật Bóng đá 7 người)
a. Mục tiêu: biết được một số điều luật cơ bản trong thi đấu bóng đá
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thức thực hiện một số điều luật cơ bản trong thi đấu bóng đá (Luật Bóng đá 7 người). - GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác bổ trợ theo động tác mẫu của GV. - GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập và sửa chữa. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ. - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Một số điêu luật cơ bản trong thi đấu bóng đá (Luật Bóng đá 7 người) - Trong một trận đấu có hai đội. Mỗi đội tối đa 7 người trong đó có 1 thủ môn. - Lúc bắt đầu trận đấu, đội bóng phải có tối thiểu 6 người. - Bất kể cầu thủ nào ở tuyến trên cũng có thể thay đổi vị trí với thủ môn nhưng phải thực hiện khi bóng ngoài cuộc và thông báo cho trọng tài biết.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Thể dục 6 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức